5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
3.2.1.1. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a)
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèolà một chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Nguồn vốn thực hiện nghị quyết 30a được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1.Nguồn vốn thực hiện nghị quyết 30a trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng Nguồn vốn thực hiện 33.555 41.811 48.935 124.301 - Vốn đầu tư 9.890 21.314 28.227 59.431 Tỷ trọng (%) 29,4 50,9 57,7 47,8 - Vốn sự nghiệp 23.665 20.497 20.708 64.870 Tỷ trọng (%) 70,6 49,1 42,3 52,2
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn) - Nguồn vốn đầu tư: trong giai đoạn 2013-2015 nguồn vốn đầu tư thực
hiện là 59.431 triệu đồng, trong đó:
+ Đầu tư xây dựng 01 công trình giao thông, tổng mức đầu tư 9.300 triệu đồng, lũy kế vốn bố trí từ khởi công đến năm 2015 đạt 6.755 triệu đồng.
+ Đầu tư xây dựng 03 công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư 63.000 triệu đồng, lũy kế vốn bố trí từ khởi công đến năm 2015 đạt 52.308 triệu đồng, đến nay đã có 02 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
+ Sửa chữa nâng cấp 07 công trình nước sinh hoạt với tổng kinh phí 368 triệu đồng và đã đưa vào sử dụng góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng dự án.
- Vốn sự nghiệp: trong giai đoạn 2013-2015 nguồn vốn sự nghiệp thực
hiện là64.870 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí thực hiện chính sách phát triển rừng là 35.977 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh, trợ cấp gạo cho hộ nghèo nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh theo Nghị quyết 30a là 35.432,915 triệu đồng. Số hộ nhận giao khoán, chăm sóc gần 10.000 lượt hộvới diện tích năm 2015 là 35.335 ha. Hỗ trợ gạo cho các hộ tham gia khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng là 619.544,242 kg với 4.984 lượt hộ. Khảo sát thiết kế, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng 544,085 triệu đồng.
+ Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất là 28.263,299 triệu đồng, trong đó: duy tu bảo dưỡng các công trình trên địa bàn 07 công trình với tổng kinh phí là 4.918 triệu đồng; hỗ trợ khai hoang ruộng nước, ruộng bậc thang với kinh phí là 750 triệu đồng; Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao với kinh phí là 22.595,299 triệu đồng.
+ Hỗ trợ, ưu đãi hoạt động khuyến nông, lâm, ngư tổng kinh phí là 179,701 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm 100 triệu đồng; hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư 79,701 triệu đồng.
+ Kinh phí thực hiện chính sách xuất khẩu lao động: tổng kinh phí để thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động sau khi về nước; giám sát, đánh giá là 221 triệu đồng.
+ Hỗ trợ tăng cường luân chuyển, thu hút tri thức trẻ: kinh phí thực hiện là 229 triệu đồng để tăng cường 05 cán bộ 30a về các xã (Hua Bum 02 cán bộ; Nậm Hàng 01 cán bộ; Trung Chải 01 cán bộ; Nậm Ban 01 cán bộ).
3.2.1.2. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135)
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135)là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được triển khai từ năm 1998. Mục tiêu của chương trình là phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển các dịch vụ công cộng thiết yếu ở địa phương như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch và nâng cao đời sống văn hóa cho người dân. Nguồn vốn thực hiện chương trình 135 được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nguồn vốn thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng Nguồn vốn thực hiện 2.100 13.191 12.480 27.771 - Vốn đầu tư 2.100 10.105 9.215 21.420 Tỷ trọng (%) 100 76,6 73,8 77,1 - Vốn sự nghiệp 0 3.086 3.265 6.351 Tỷ trọng (%) 0 23,4 26,2 22,9
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng khó khăn có cơ hội phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2013- 2015, huyện Nậm Nhùn đã được đầu tư xây dựng các công trình đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi…với tổng nguồn vốn là 27.771 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư là 21.420 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77,1%; vốn sự nghiệp là 6.351 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 22,9%.Đường xá thuận lợi hơn, nhiều công trình phục vụ sản xuất được sửa chữa và xây mới giúp người dân nói chung, trong đó có người
nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
3.2.1.3. Kết quả thực hiện công tác dạy nghề theo đề án 1956
Nghèo đói do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ lựa chọn cao trong các cuộc điều tra, khảo sát là do người dân thiếu kiến thức, tay nghề để có thể tham gia thị trường lao động, tạo việc làm, tạo thu nhập cho chính mình. Do đó, vấn đề đào tạo nghề, dạy nghề, tạo việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo là tiêu điểm của các Chương trình, dự án có mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong thời gian qua.
Bảng 3.3. Kết quả công tác dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyệnNậm Nhùn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
- Số lao động được dạy nghề Người 228 475 300 1.003
- Số người nghèo được dạy nghề ngắn
hạn, miễn phí Người 47 89 90 226
- Tỷ lệ số người nghèo được dạy nghề
trên số lao động được dạy nghề % 20,6 18,7 30,0 22,5 - Tổng kinh phí thực hiện dạy nghề
cho người nghèo
Tr.
đồng 97,7 215,6 220,3 533,6
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Người dân trên địa bàn huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, xác định rõ điều đó trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người dân trên địa bàn với mục tiêu dạy nghề gắn với tạo việc làm góp phần giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân. Sau 3 năm đi vào hoạt động huyện đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở được 26 lớp dạy nghề, với 1.003 lao động tham gia, trong đó có 226 lao động thuộc các hộ nghèo được tham gia đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí. Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, tỷ lệ lao động thuộc hộ nghèo được dạy nghề trên tổng số lao động được dạy nghề còn chiếm tỷ lệ rất thấp với tỷ lệ 22,5%. Tổng
kinh phí thực hiện dạy nghề cho người nghèo là 533,6 triệu đồng. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2013-2015 thì chính sách này chưa đạt được mục tiêu đề ra. Là một chính sách quan trọng để giảm nghèo bền vững nhưng kết quả đạt được của chính sách này trong thời gian qua còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Nậm Nhùn cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến chính sách dạy nghề cho người nghèo để giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.
3.2.1.4. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo
Chính sách cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi được xem là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo căn cơ và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội có hiệu quả. Nâng mức cho vay, hạ lãi suất thường xuyên được Chính phủ điều chỉnh để người nghèo và cận nghèo tiếp cận được với nguồn tín dụng.
Bảng 3.4. Kết quả cho vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
- Số lượt hộ nghèo được vay vốn 874 682 608 2.164
- Tổng vốn vay 18.536 18.865 19.443 56.844
- Quy mô vốn vay bình quân/hộ 21,2 27,66 31,98 26,27
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Trong những năm qua, các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Thông qua việc thành lập các tổ vay vốn do các hội, đoàn thể phụ trách, người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay như: vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay vốn học sinh, sinh viên, vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường.... Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn hoặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn trong sản xuất chưa thật sự hiệu quả dẫn đến vẫn còn nợ quá hạn các
chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong giai đoạn 2013-2015, có 2.164 lượt hộ nghèo được tiếp cận với vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn vay là56.844 triệu đồng. Quy mô vốn vay bình quân/hộ là 26,27 triệu đồng. Qua bảng 3.4 cho thấy, mặc dù số lượt hộ nghèo được vay vốn giảm qua các năm nhưng tổng kinh phí cho vay lại có xu hướng tăng qua các năm, tức là số tiền cho vay trên mỗi hộ nghèo đã có xu hướng gia tăng. Năm 2013, có 874 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng kinh phí là 18.536 triệu đồng, vốn vay bình quân/hộ là 21,2 triệu đồng. Năm 2014, có 682 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng kinh phí là 18.865 triệu đồng, vốn vay bình quân/hộ là 27,66 triệu đồng. Vốn vay bình quân/hộ tăng 6,46 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015, có 608 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng kinh phí là 19.443 triệu đồng, vốn vay bình quân/hộ là 31,98 triệu đồng. Vốn vay bình quân/hộ tăng 4,32 triệu đồng so với năm 2014.Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 42,2% (2.164 hộ trong tổng số 5.131 hộ). So với kế hoạch thì chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo chưa đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.5. Kết quả thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm
Đại bộ phận dân cư trên địa bàn huyện Nậm Nhùn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Do đó, huyện luôn chú trọng công tác tập huấn khuyến nông, khuyên lâm cho người dân, đặc biệt là người nghèo để họ có kiến thức làm ăn, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
- Số mô hình khuyến nông, lâm, ngư 3 5 8 16
- Số lượt người nghèo được tập huấn 184 217 234 635
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Trong giai đoạn 2013-2015, huyện Nậm Nhùn đã thành lập được 16 mô hình khuyến nông, lâm, ngư, trong đó số mô hình được thành lập nhiều nhất vào năm 2015 với 8 mô hình. Trên địa bàn huyện chủ yếu là các mô hình về cây lúa, cây đậu tương, cây ngô. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện hiện triển khai một số mô hình sản xuất tập trung mang tính hàng hóa như 100 ha nhãn tại xã Mường Mô, 60 ha cam tại xã Lê Lợi, 250 ha cây chè tại xã Nậm Pì. Thông qua việc triển khai các mô hình khuyến nông trên địa bàn giúp đưa khoa học kỹ thuật tới người dân và bước đầu triển khai đã cho thấy những hiệu ứng tích cực từ người dân tham gia các mô hình.
Trong giai đoạn này, huyện cũng đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp cho 635 lượt người nghèo. Tổng kinh phí để hỗ trợ các mô hình khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn là 1.123,4 triệu đồng với 100% nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Không chỉ truyền đạt các kiến thức cho người nghèo trong các buổi tấp huấn, các cán bộ khuyến nông còn thường xuyên đến các hộ dân tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho nông dân áp dụng biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong sản xuất; tổ chức cho nông dân thăm quan tại các hộ nông dân sản xuất giỏi để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất của gia đình mình. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2013-2015 thì chính sách này đã đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
Thực hiện các quy định của Luật Bảo hiểm y tế, trong những năm qua huyện luôn quan tâm đến thực hiện các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích của người dân khi tham gia các dịch vụ y tế trên địa bàn.
Từ bảng 3.6 cho thấy, trong giai đoạn 2013-2015 có 13.104 lượt người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế với tổng kinh phí 7.905,8 triệu đồng. 100% kinh phí để cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo đề do ngân sách địa phương
chi trả.
Bảng 3.6. Kết quả hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
- Số người nghèo được cấp thẻ BHYT 6.264 4.034 2.806 13.104 - Tổng kinh phí cấp
thẻ BHYT 3.743,0 2.266,2 1.896,6 7.905,8
- Số lượt người nghèo được khám chữa
bệnh bằng thẻ BHYT 8.188 7.035 6.489 21.713
- Tổng kinh phíkhám chữa bệnh bằng
thẻ BHYT 860,3 705,7 615,7 2.181,7
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Vì số người nghèo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn có xu hướng giảm qua các năm nên số người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế cũng có xu hướng giảm qua các năm. Nếu năm 2011 có 6.264 người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế với kinh phí là 3.743,0 triệu đồng thì đến năm 2015, số người được cấp thẻ Bảo hiểm y tế chỉ còn 2.806 người với kinh phí là 1.896,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, số lượt người nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế là 21.713 lượt người, với tổng số kinh phí thực hiện chi trả cho khám chữa bệnh là 2.181,7triệu đồng. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn trong giai đoạn 2013-2015 đã đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.7. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Là huyện đặc biệt khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ngành đặc biệt quan tâm. Nhờ thực hiện tốt các chính sách trên địa bàn cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng chính quyền, các cơ sở giáo dục nên trong những năm qua, giáo dục trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ huy động học sinh
đến trường đạt trên 95%, duy trì phổ cập mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi.
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho người nghèo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
- Số học sinh thuộc hộ nghèo được
hỗ trợ 2.153 2.046 1.773 5.972
- Tổng kinh phí hỗ trợ 1.434,1 1.303,3 1.066,8 3.804,2
+ Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập 1.430,3 1.289,1 1.043,0 3.762,4
+ Kinh phí hỗ trợ vở viết 14,8 14,2 12,8 41,8
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nậm Nhùn)
Trong 3 năm huyện Nậm Nhùn đã thực hiện hỗ trợ cho 5.972 lượt học sinh với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.804,2 triệu đồng. Trong đó: số học sinh được