Thực trạng công tácquản lý nguồn nhân lực xã Quyết Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 51 - 70)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tácquản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng

3.2.2. Thực trạng công tácquản lý nguồn nhân lực xã Quyết Thắng

Để đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nguồn nhân lực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên được đánh giá trên các khía cạnh.Trong luận văn tập trung cơ bản nhìn nhận với các yếu tố: trí lực, thể lực, kỹ năng, tâm lực. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn nhân lực được xem ở góc độ: nhận thức và trình độ của cán bộ quản lý; Ứng dụng công nghệ trong quản lý; Công tác kiểm tra, báo cáo.

Với tổng số lao động trong độ tuổi tại vùng nghiên cứu là là 4.111 lao động và tổng số cán bộ là 58 người, với sai số chọn mẫu áp dụng trong đề tài là e = 0,07, đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn số lao động là 195 người, phỏng vấn số cán bộ quản lý 46 người.

Căn cứ vào phiếu điều tra được xây dựng, để thuận lợi cho quá trình phân tích đánh giá, tác giả tiến hành mã hóa các câu hỏi nghiên cứu cụ thể theo 2 nhóm đối tượng phỏng vấn là người lao động và cán bộ quản lý (Chi tiết phụ lục 19,20).

Dựa trên khoảng biến thiên của thang đo Likert Scale 5 cấp độ đã được xây dựng, đề tài phân khoảng mức đánh giá gồm 5 mức: rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Mức đánh giá kết quả khảo sát xã Quyết Thắng STT Mức Khoảng cách Mức ý nghĩa 1 5 4.21 - 5.00 Rất tốt 2 4 3.41 - 4.20 Tốt 3 3 2.61 - 3.40 Trung bình 4 2 1.81 - 2.50 Yếu 5 1 1.00 – 1.80 Kém

Nguồn: Số liệu nghiên cứu của tác giả

Các số liệu trước khi đưa vào phân tích đều được kiểm định Cronbach’s Alpha để đảm bảo loại trừ các rủi ro và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

3.2.2.1. Trí lực

Quản lý theo dõi trình độ chuyên môn, trí lực của người lao động trên địa bàn là hoạt động thường xuyên của chính quyền địa phương. Hoạt động này được cập nhật thường xuyên và có cán bộ chuyên trách với hệ thống tài liệu lưu trữ qua nhiều năm.

Trí lực của người lao động cũng là một trong những nhân tố quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực của người lao động thể hiện qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động. Trí lực của người lao động càng cao phản ánh công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương về mặt trí lực càng có hiệu quả. Kết quả dưới đây cho thấy tình hình nguồn nhân lực tại địa phương về mặt trí lực trong những năm qua.

Bảng 3.5. Trình độ của nguồn nhân lực xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014

STT Nhóm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Số lƣợng (LĐ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (LĐ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (LĐ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (LĐ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (LĐ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 2 2265 56,78 2321 57,27 2373 57,72 56 0,49 52 0,46 2 Cấp 3 1512 37,90 1513 37,33 1517 36,90 1 -0,57 4 -0,43 3 Trung cấp 80 2,01 88 2,17 88 2,14 8 0,17 0 -0,03 4 Cao đẳng 79 1,98 76 1,88 75 1,82 -3 -0,11 -1 -0,05 5 Đại học trở lên 53 1,33 55 1,36 58 1,41 2 0,03 3 0,05 Tổng 3989 100 4053 100 4111 100 64 0 58 0

Bảng 3.5 cho thấy nguồn nhân lực tại địa phương về mặt trí lực được đánh

giá thông qua các chỉ tiêu: cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên. Tỷ lệ

nguồn nhân lực có trình độ cấp 2 vẫn chiếm cao nhất trong tổng số nguồn nhân lực

của địa phương. Qua các năm, tỷ lệ nhân lực có trình độ cấp hai chiếm khoảng 57%

qua các năm. Năm 2012, số lượng nguồn nhân lực có trình độ cấp hai2265 người chiếm 56,78%. Năm 2013, số lượng nguồn nhân lực có trình độ cấp 2 là 2321 người

chiếm 57,27%. Năm 2014, số lượng nguồn nhân lực có trình độ cấp 2 là 2373 người

chiếm 57,72%.

Sau nguồn nhân lực có trình độ cấp hai thì nguồn nhân lực có trình độ cấp 3

cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn nhân lực tại địa phương. Số lượng nguồn nhân lực có trình độ cấp 3 chiếm khoảng 37% qua các năm. Năm 2012, số lượng nguồn nhân lực có trình độ cấp 3 là 1512 người chiếm 37,9%, năm

2013, số lượng lao động có trình độ cấp 3 năm 2013 là 1513 người và số lao động

có trình độ cấp 3 năm 2014 là 1517 người chiếm 36% qua các năm. Đội ngũ có trình độ cấp hai và cấp ba chủ yếu là các lao động phổ thông đại địa phương làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp

nhất qua các năm. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm

khoảng 1,3% qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học tại

xã Quyết Thắng là 53 người, chiếm tỷ lệ là 1,33%. Năm 2013 lao động có trình độ

đại học là 55 người chiếm tỷ lệ là 1,36%. Năm 2014, lao động có trình độ đại học trở lên 58 người chiếm tỷ lệ là 1,41% nguồn nhân lực của xã.

Nguồn nhân lực của xã có trình độ trung cấp chiếm khoảng trên 2% qua các

năm và trình độ cao đẳng khoảng gần 2% qua các năm. Năm 2012, nguồn lao động có trình độ cao đẳng tại xã là 79 người và năm 2013 là 76 người chiếm tỷ lệ là

1,88% tổng nguồn nhân lực của xã. Năm 2014, nguồn nhân lực của xã có trình độ

cao đẳng là 1,82% tổng nguồn nhân lực xã.

Như vậy, có thể nói trình độ nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên vẫn chưa cao, trình độ của nguồn nhân lực tại xã chủ yếu là nguồn

nhân lực có trình độ cấp hai và cấp 3. Nguồn nhân lực có trình độ cấp hai và cấp ba

chiếm khoảng trên 90% tổng nguồn nhân lực của xã qua các năm.

Mặc dù là xã có khá nhiều dân tộc đang sinh sống nhưng nhìn chung xã

Quyết Thắng cũng đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm phổ cập giáo dục cho

nguồn nhân lực tại địa phương. Tất cả nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng thành

phố Thái Nguyên đều có trình độ cấp hai trở lên, đây là một trong những ưu điểm

rất lớn trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng. Tuy nhiên cũng

phải nói rằng nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng vẫn chủ yếu là lao động phổ thông

chưa được qua đào tạo, có cấu nguồn nhân lực tại xã vẫn chưa có sự hợp lý. Tình trạng thừa lao động giản đơn chưa qua đào tạo, thiếu lao động đã qua đào tạo có

trình độ chuyên môn cao ở tất cả các thành phần kinh tế trong xã. Để đánh giá sự quan tâm của chính quyền địa phương về công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã

Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên tác giả tiến hành phỏng vấn nguồn nhân lực

tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên.

Về yếu tố trí lực, phân tích số liệu điều tra người lao động cho thấy hệ số

kiểm định Cronbach’s Alpha là 0,877, điều này cho thấy số liệu thu thập được có độ

tin cậy cao, các kết quả phân tích từ dữ liệu được thu thập có ý nghĩa thống kê (chi

tiết phụ lục 5).

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu nghiên cứu đều đạt từ mức 3 trở

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ngƣời lao động xã Quyết Thắng về yếu tố trí lực

STT Câu hỏi khảo sát

Ký hiệu mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung bình Mức đánh giá 1

Công tác quản lý nguồn trí

lực của lao động tại địa phương là sát sao

A1.1 195 2,95 Trung bình

2

Hoạt động giáo dục kiến

thức nghề cho lao động được địa phương tổ chức tốt

A1.2 195 3,30 Trung bình

3

Các lớp đào tạo thu hút được sự tham gia của người lao động

A1.3 195 2,78 Trung bình

4

Chính quyền cũng hỗ trợ giúp đỡ tìm kiếm các trường lớp đào tạo chuyên sâu nghề cho người lao động

A1.4 195 3,77 Tốt

5

Chính quyền có những ưu đãi hấp dẫn cho nguồn nhân lực chất lượng cao khi về

làm việc tại địa phương

A1.5 195 3,15 Trung bình

6

Chính quyền thường xuyên

tổ chức các hoạt động

khuyến học, khuyến tài để

tạo tiền đề nâng cao chất lượng trí lực cho lao động

A1.6 195 3,72 Tốt

Số liệu cho thấy công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương về yếu tố trí

lực chưa được triển khai sâu rộng.

Mức độ sát sao trong công tác quản lý trí lực tại địa bàn nghiên cứu đạt là 2,95 tương đương mức trung bình.

Việc tổ chức các lớp đào tạo tại địa phương được người lao động đánh giá chưa cao, các lớp đào tạo chưa thu hút được nhiều lao động tại địa phương, mức đánh giá đạt mức trung bình.

Tuy nhiên có 2 lĩnh vực được người lao động đánh giá đạt mức Tốt với giá trị trung bình đạt 3,77 và 3,72. Đó chính là các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương và khuyến học khuyến tài

Nhìn chung, công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương tại xã Quyết

Thắng đã được theo dõi thường xuyên liên tục về mặt hành chính, tuy nhiên các

hoạt động định hướng và hỗ trợ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung

và trí lực của người lao động nói riêng vẫn chưa được đánh giá cao. Do vậy, trong

thời gian tới chính quyền địa phương cần phát huy tốt các điểm mạnh về các lĩnh

vực được người dân đánh giá cao như hỗ trợ đào tạo, khuyến học, khuyến tài cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp tích cực và đồng bộ liên quan.

3.2.2.2. Thể lực

Thể lực là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với người lao động.

Quản lý nguồn nhân lực tại địa phương về yếu tố thể lực, ngoài việc nâng cao năng

lực quản lý theo dõi cần thiết phải có các hoạt động thiết thực nâng cao thể lực của người lao động.

Nếu người lao động có trí tuệ mà không có thể lực thì khả năng làm việc

của người đó bị hạn chế. Công tác quản lý nguồn nhân lực tại các địa phương

cần được quan tâm tình hình thể lực của người lao động tại địa phương, cũng như thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại địa phương.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy tình thể lực của người lao động tại xã Quyết

Thắng thành phố Thái Nguyên.

Bảng 3.7. Một số ch tiêuvề thể lực ngƣời lao động xã Quyết Thắng năm 2014 Nhóm Quyết Thắng T nh Thái Nguyên Khu vực TD MN Phía Bắc TB Việt Nam

Chiều cao trung bình (cm) Nam 160 160 158 162 Nữ 142 142 140 145 Cân nặng trung bình (kg) Nam 52 53 51 54 Nữ 44 44 42 45 Tuổi thọ trung bình Nam 66,21 66,68 65,36 75,61 Nữ 67,63 69,54 66,73 77,53 Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) Nam 14 24 35 32 Nữ 18 27 39 33

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ số liệu của UBND xã

Tình hình thể lực của người lao động được đánh giá qua các tiêu chí: chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, tuổi thọ trung bình và tỷ lệ suy dinh dưỡng của người lao động trên địa bàn.

Xét về chiều cao trung bình: chiều cao trung bình của nguồn nhân lực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên là 160 cm đối với năm và 142 cm đối với nữ. Chiều cao trung bình bằng chiều cao trung bình của nguồn nhân lực tại tỉnh Thái Nguyên, cao hơn chiều cao trung bình của khu vực trung du miền núi phía Bắc và thấp hơn chiều cao trung bình của cả nước. Chiều cao trung bình của cả nước đối với nam là 162 cm và nữ là 145 cm.

Xét về cân nặng trung bình: cân nặng trung bình của người dân ở xã Quyết Thắng là 52 đối với Nam và thấp hơn tỉnh Thái Nguyên là 52, cao hơn khu vực trung du miền núi phía Bắc là 51 và thấp hơn so với cân nặng trung bình của cả nước là 54. Đối với nữ giới của xã Quyết Thắng thì cân nặng trung bình bằng cân

nặng trung bình so với tỉnh Thái Nguyên và cao hơn so với cân nặng trung bình của khu vực trung du miền núi phía Bắc và thấp hơn so với cân nặng trung bình của người Việt Nam.

Xét về tuổi thọ trung bình: nhìn chung tuổi thọ trung bình của người dân trên

địa bàn xã Quyết Thắng khá thấp. Tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng là khoảng 67 tuổi, thấp hơn rất nhiều so với tuổi thọ bình quân của

người Việt Nam.

Xét về tỷ lệ suy dinh dưỡng: theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Quyết

Thắng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của người dân chiếm khoảng 14% đối với nam và

18% đối với nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của nguồn nhân lực trên địa bàn xã Quyết Thắng thấp hơn so với trung bình của tỉnh Thái Nguyên và trung bình cả nước. Tỷ

lệ suy dinh dưỡng ở nam giới là 14% và của nữ giới là 18%.

Qua việc đánh giá về thể lực của nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng có thể

thấy các chỉ tiêu về chiều cao, cân năng, tuổi thọ trung bình tại xã vẫn còn thấp hơn

so với tỉnh Thái Nguyên. Đây là một yếu điểm trong nguồn nhân lực tại xã Quyết

Thắng thành phố Thái Nguyên. Kết quả này phản ánh phần nào công tác quản lý

nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

Trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương, Ủy ban nhân dân xã

Quyết Thắng đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực tại địa phương. Nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao

quần chúng, chú trọng phát triển các môn thể thao dân tộc để nâng cao thể lực và

tầm vóc cho người dân trên địa bàn xã, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng năm, ủy ban nhân dân xã Quyết Thắng

cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển thể lực cho người lao động tại địa phương. Cứ vào ngày 2 tháng 9 và ngày 26 tháng 3 hàng năm là xã Quyết Thắng lại tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn xã. Tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn

chưa nhiều trong những năm qua. Bảng số liệu dưới đây cho thấy số lượng người tham gia thể dục thể thao.

Bảng 3.8. Tổ chức hoạt động thể dục thể thao xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014

Môn thể thao

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số ngƣời Kinh phí tổ chức Số ngƣời Kinh phí tổ chức Số ngƣời Kinh phí tổ chức 1. Cờ tướng 10 200,000 6 100,000 7 100,000 2. Kéo co 40 200,000 36 200,000 32 200,000 3. Bơi lội 14 300,000 18 400,000 9 100,000 4. Bóng bàn 16 150,000 20 200,000 22 250,000 5. Điền kinh 18 300,000 14 250,000 12 200,000 6. Bóng chuyền 14 250,000 12 200,000 16 300,000 Cộng 112 1,400,000 106 1,350,000 98 1,150,000

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ số liệu của UBND xã

Căn cứ vào bảng số liệu 3.8 cho thấy trong những năm qua, số lượng người tham gia các hoạt động thể thao tại xã lại có xu hướng giảm. Năm 2012, số lượng người tham gia các hoạt động thể dục thể thao tại xã là 112 người và giảm xuống còn 106 người vào năm 2013, số lượng người lại tiếp tục giảm xuống còn 98 người vào năm 2014. Kinh phí hoạt động tổ chức thể thao tại xã cũng đã giảm đi qua từng năm, điều này càng thể hiện phong trào thể dục thể thao của xã hiện nay đang dần đi xuống và không nhận được sự quan tâm của người dân cũng như các cán bộ tổ chức.

Ngoài ra, để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng của địa phương, chính quyền xã Quyết Thắng cũng đầu tư sân chơi thể thao cho xã với diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 51 - 70)