Kết quả khảo sát cán bộquản lý về công tácquản lý nguồn nhân lực xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 70 - 77)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tácquản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng

3.2.3. Kết quả khảo sát cán bộquản lý về công tácquản lý nguồn nhân lực xã

Quyết Thắng

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng, tác giả tiến hành đo lường ý kiến 46 cán bộ của xã Quyết Thắng,

tác giả tiến hành khảo sát theo 19 biến quan sát được phân làm 4 nhóm: nhận thức cán bộ; Trình độ cán bộ quản lý; Ứng dụng công nghệ trong quản lý; Kiểm tra, báo cáo; Kết quả cụ thể như sau:

3.2.3.1. Nhận thức của cán bộ

Để đánh giá nhận thức của lãnh đạo địa phương về công tác quản lý nguồn nhân lực tác giả đã tiến hành thu thập số liệu từ 46 cán bộ quản lý, phân tích kiểm định Cronbach’sAlpha có hệ số là 0,716 cho thấy số liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao (chi tiết phụ lục 9). Kết quả phân tích yếu tố nhận thức của cán bộ cụ thể như sau: (chi tiết phụ lục 13):

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố nhận thức cán bộ

STT Câu hỏi khảo sát

Ký hiệu mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung bình Mức đánh giá 1

Đội ngũ cán bộ hiểu biết về vai trò của nguồn nhân lực đối với

sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

B1.1 46 2,67

Trung

bình

2

Đội ngũ cán bộ hiểu biết vai trò của công tác quản lý đối với việc

nâng cao chất lượng nhân lực

3

Đội ngũ cán bộ quyết tâm quản lý hiệu quả nguồn nhân lực tại địa phương B1.3 46 2,76 Trung Bình 4 Đội ngũ cán bộ nắm vững những quy định, chính sách của nhà nước trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại địa phương

B1.4 46 2,07 Yếu

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra nghiên cứu của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của cán bộ về vai trò của nguồn nhân lực, vai trò của công tác quản lý đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức thấp, giá trị trung bình của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 2,07- 2,76 tương đương với mức trung bình và mức yếu. Đặc biệt việc nắm vững các quy định, chính sách của Nhà nước trong hoạt động quản lý nhân lực tại địa phương được đánh giá là yếu nhất. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại địa phương thì ngoài việc tập trung đẩy mạnh các lĩnh vực liên quan đến người lao động cần tiến hành song song và đồng thời các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn.

3.2.3.2. Trình độ cán bộ quản lý

Trình độ quản lý nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý liên quan. Trình độ cán bộ quản lý quyết định kết quả công việc hay nói cách khác trình độ cán bộ quản lý là điểm mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu (chi tiết phụ lục 10):

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố trình độ cán bộ quản lý

STT Câu hỏi khảo sát Ký hiệu

mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung Mức đánh

1 Cán bộ cấp xã có nghiệp vụ chuyên

sâu quản lý chuyên môn B2.1 46 2,67

Trung bình 2 Cán bộ cấp xã có kinh nghiệm công

tác và khả năng xử lý công việc B2.2 46 4,17 Tốt 3

Cán bộ cấp xã có khả năng xây dựng kế hoạch quản lý một cách chi tiết, cụ thể

B2.3 46 4,11 Tốt

4

Cán bộ cấp xã thể hiện khả năng tư duy và xử lý các công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả

B2.4 46 4,11 Tốt

5

Cán bộ cấp xã thể hiện khả năng làm việc nhiệt tình, công bằng, liêm chính

B2.5 46 4,24 Tốt

6

Cán bộ cấp xã có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương

B2.6 46 2,61 Trung

bình

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định Cronbach’sAlpha đối với yếu tố trình độ cán bộ quản lý là

0,833 cho thấy số liệu thu thập được có độ tin cậy cao (chi tiết phụ lục 14), các kết

quả phân tích thu thập có ý nghĩa thống kê.

Các biến quan sát như kinh nghiệm công tác, khả năng xây dựng kế hoạch,

tư duy xử lý công việc, khả năng làm việc nhiệt tình hiệu quả được đo lường giá trị trung bình khá cao trong khoảng 4,11-4,27 tương đương mức Tốt. Điều này phản

ánh về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý có các phẩm chất năng lực tốt hoàn toàn đáp

ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên các biến quan sát về nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực liên quan chỉ đạt giá trị trung bình từ 2,61-2,67 tương đương

mức Trung bình. Điều này này cho thấy nhìn chung năng lực của cán bộ của lý

vùng nghiên cứu được đánh giá cao bởi các yếu tố năng lực và kinh nghiệm cá

nhân, năng lực nghiệp vụ chuyên sâu chưa được đánh giá cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát yếu tố năng lực cán bộ đã được khảo sát ở phần trên.

kinh nghiệm quản lý nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo nâng cao trình độ

nghiệp vụ chuyên môn.

3.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tintrong công tác quản lý

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý là xu thế của xã hội hiện đại, công nghệ thông tin trong quản lý góp phần giảm thiểu sức lao động, cải

thiện khả năng làm việc, nâng cao hiệu suất công việc. Để đánh giá mức độ sử dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại địa phương đề tài

khảo sát đối tượng cán bộ quản lý liên quan, (chi tiết Phụ lục 11), kết quả nghiên

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý

STT Câu hỏi khảo sát Ký hiệu

mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung bình Mức đánh giá 1 Cán bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý

B3.1 46 2,61 Trung

bình

2

Cán bộ có chuyên môn thành thạo về công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý

B3.2 46 2,61 Trung

bình

3

Trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý là đầy đủ và hiện đại

B3.3 46 2,61 Trung

bình

4

Chính quyền thành phố thường xuyên nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo sử dụng phục vụ công tác quản lý

B3.4 46 2,63 Trung

bình

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định Cronbach’sAlpha yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý có hệ số là 0,999 cho thấy số liệu điều tra có độ tin cậy rất cao, các kết quả nghiên cứu phân tích có ý nghĩa thống kê (chi tiết phụ lục 15).

Số liệu nghiên cứu cho thất tất cả các biến quan sát có giá trị trung bình trong khoảng 2,61-2,63 tương đương mức Trung bình. Điều đó cho thấy về cơ bản việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý tại địa bàn nghiên cứu chưa được đánh giá cao, mức độ ứng dụng chưa triệt để và rộng rãi, hoạt động đầu tư và đào tạo sử dụng của chính quyền thành phố về công nghệ thông tin còn hạn chế. Nhìn chung mức độ đánh giá về yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý hầu hết ở mức Trung bình. Do vậy để cải thiện lĩnh vực này chính quyền địa

phương cần thiết phải tiếp tục đầu tư nâng cấp, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin.

3.2.4.4. Kiểm tra và báo cáo

Hoạt động kiểm tra và báo cáo là hoạt động cần thiết và khép kín trong quy trình làm việc nói chung và lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực nói riêng. Đây là hoạt động cụ thể hóa của chu trình P-D-C-A được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực quản lý hành chính công. (Plan: lập kế hoạch; Do: thực hiện; Check: kiểm tra, giám sát; Act: thực hiện có điều chỉnh).

Hoạt động kiểm tra và báo cáo là cầu nối giữa việc xây dựng kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch đó. Nói cách khác hoạt động kiểm tra và báo cáo giúp hiện thực hóa các chương trình mục tiêu đề ra.

Công tác kiểm tra và báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý nguồn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu thông qua số liệu sau: (chi tiết phụ lục 12):

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố kiểm tra và báo cáo

STT Câu hỏi khảo sát Ký hiệu

mã hóa Tổng số mẫu nghiên cứu Giá trị trung bình Mức đánh giá 1

Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý nguồn nhân lực được triển khai thường xuyên, liên tục

B4.1 46 3,07 Trung

bình

2

Hệ thống báo cáo kịp thời, tham mưu cho chính quyền xã đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lý

B4.2 46 4,17 Tốt

3

Kế hoạch kiểm tra, báo cáo được xây dựng rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá

B4.3 46 4,00 Tốt

4 Cán bộ kiểm tra, giám sát hoạt động

5 Số liệu, kinh phí kiểm tra giám sát

được trình bày rõ ràng, công khai B4.5 46 4,17 Tốt

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm đinh Cronbach’sAlpha có hệ số là 0,737 (chi tiết phụ lục 16). Điều đó cho thấy số liệu thu thập nghiên cứu có độ tin cậy cao, các kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê.

Kết quả phân tích có 4 biến quan sát có giá trị trung bình nằm trong khoảng 3,96-4,17 tương đương mức Tốt. Điều đó cho thấy hoạt động kiểm tra và báo cáo tại địa bàn nghiên cứu đang được triển khai đồng bộ và được đánh giá cao, góp phần đắc lực hỗ trợ chính quyền địa phương và trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng.

Biểu đồ 3.2. Thống kê mô tả giá trị trung bình (Mean) đối tượng cán bộ quản lý xã Quyết Thắng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nghiên cứu của tác giả

Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm tra và báo cáo có giá trị trung bình là 3,07 tương đương mức Trung bình cho thấy ngoài các yếu tố tích cực

nêu trên, hoạt động kiểm tra và báo cáo cần tổ chức thường xuyên liên tục hơn nữa, xây dựng các kế hoạch và thực hiện triệt để góp phần đắc lực vào hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã quyết thắng thành phố thái nguyên (Trang 70 - 77)