- Lên men và thu hồi nisin: Sử dụng hệ thống bình lên men 5, 10 l, 100 l và các thiết bị
PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 LỰA CHỌN CÁC CHẤT THÀNH PHẦN TẠO MÀNG
3.1. LỰA CHỌN CÁC CHẤT THÀNH PHẦN TẠO MÀNG
Axit polylactic là một trong số các polymer phân hủy sinh học, một loại axit được sản xuất từ quá trình lên men vi sinh vật, axit này tan trong một số dung môi như chloroform, methylene chloride (hay còn gọi là dichloromethane). Với mục đích tạo màng để ứng dụng trong bảo quản thực phẩm thì màng tạo ra cần phải dai, mịn, cảm quan phải đẹp mắt, chính vì thế cần lựa chọn được thành phần như thế nào để tạo màng theo yêu cầu. Kết quả trình bày dưới bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. So sánh màng PLA tạo từ chloroform và methylene chloride
Yêu cầu Chloroform Methylene chloride
Cảm quan màng Màng cứng, đục, giòn Màng dẻo, trong, dai
Vịng vơ khuẩn (mm) 5 9
a b
Hình 3.1. Ảnh màng PLA tạo từ chloroform và methylene chloride
a/ màng tạo từ methylene chloride; b/ màng tạo từ chloroform
Kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy sử dụng dung mơi methylene chloride đạt kết quả tốt hơn, màng dẻo và trong, nisin trải đều khắp bề mặt màng, hoạt tính kháng khuẩn của màng tốt, vòng ức chế đạt 9 mm. Khi sử dụng chloroform thì nisin bị vón cục khó giải phóng ra thực phẩm khi bao gói bảo quản, màng đục, cứng và giịn, hoạt tính kháng khuẩn thấp, vòng ức chế là 5 mm. Quan trọng hơn, methylene chloride được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ cho phép sử dụng làm chất
33
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
kết dính trong tạo bao bì bảo quản thực phẩm cịn chloroform thì khơng. Chính vì thế methylene chloride được lựa chọn để làm chất kết dính tạo màng PLA – nisin.