ĐÁNH GİÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA MÀNG 1 Tác dụng kháng khuẩn của màng trên môi trƣờng rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng kháng khuẩn của màng axit polylactic nisin và khả năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm​ (Trang 37 - 39)

- Lên men và thu hồi nisin: Sử dụng hệ thống bình lên men 5, 10 l, 100 l và các thiết bị

3.4.ĐÁNH GİÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA MÀNG 1 Tác dụng kháng khuẩn của màng trên môi trƣờng rắn

3.4.1. Tác dụng kháng khuẩn của màng trên môi trƣờng rắn

Nisin thương phẩm khi kết hợp với một số màng như PLA, cellulose có khả năng kháng lại một số vi khuẩn L. monocytogenes, S. aureus, L. innocua. Tuy nhiên, trong

nghiên cứu này vật liệu tạo màng sử dụng nisin dạng bột thu nhận được từ lên men chủng PD15 (sản phẩm của phịng CNVLSH sản xuất). Do đó khả năng kháng khuẩn của màng PLA - nisin cần phải được xác định, từ đó góp phần định hướng ứng dụng màng vào bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả. Màng PLA - nisin được kiểm tra khả năng kháng khuẩn với 4 loại vi khuẩn Gram (+) và 3 loại vi khuẩn Gram (-), các loại vi khuẩn này dễ có trong thực phẩm. Mỗi chủng vi khuẩn được ni cấy trên mơi trường dịch thể thích hợp sau đó bổ sung 0,5 % dịch nuôi cấy vào môi trường thạch bán lỏng

tương ứng, tiếp đó cắt miếng màng PLA – nisin có đường kính 6 mm đặt lên trên bề mặt thạch, ủ đĩa ở 4 oC ít nhất 4 giờ, sau đó đem ni ở nhiệt độ thích hợp. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Khả năng kháng khuẩn của màng PLA - nisin

Vi khuẩn kiểm định

Đường kính vịng vơ khuẩn của các loại màng (D-d) (mm) Đối chứng (+) Nisin Đối chứng

(-) Màng PLA Thí nghiệm Màng PLA – nisin L. plantarum JCM1149 9 0 8 S. aureus 7 0 6 L. monocytogenes 8 0 7 B. cereus 7 0 7 Salmonella. typhymurium 0 0 0 E. coli O157:H7 0 0 0 a b c d

39

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2. Khả năng kháng khuẩn của màng PLA – nisin

a/ E. coli O157:H7; b/ S. typhymurium; c/ L. monocytogenes; d/ S. aureus; e/ L.

plantarum JCM1149; f/ B. cereus

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.7 và hình 3.2 cho thấy màng PLA - nisin có khả năng ức chế các vi khuẩn Gram (+): L. plantarum JCM1149 (vịng vơ khuẩn 8 mm); S. aureus (vịng vơ khuẩn 6 mm); L. monocytogenes (vịng vơ khuẩn 7 mm); B.

cereus (vịng vơ khuẩn 7 mm), khơng có khả năng kháng lại vi khuẩn Gram (-):

Salmonella. typhymurium; E. coli O157:H7. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho

thấy, bản thân màng PLA nếu khơng chứa nisin thì khơng có khả năng kháng khuẩn (với tất cả các chủng thí nghiệm đều cho vịng vơ khuẩn bằng 0). Rõ ràng, khả năng ức chế vi khuẩn Gram (+) của màng PLA - nisin là nhờ nisin. Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của nisin với cùng một nồng độ tương ứng với nồng độ nisin trong màng PLA – nisin, cho kết quả gần như nhau [kết quả đối chứng dương và thí nghiệm: L. plantarum JCM1149 (9 – 8 mm); S. aureus (7- 6 mm); L. monocytogenes (8 -7 mm); B. cereus (7 - 7mm)]. Điều này chứng tỏ quá trình tạo màng khơng ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của nisin và nisin trong màng cũng dễ dàng giải phóng và khuyếch tán vào mơi trường. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ màng PLA - nisin được tạo ra ở đây hồn tồn có thể ứng dụng được vào bao gói để bảo quản những loại thực phẩm có nguyên nhân gây thối hỏng là do vi khuẩn Gram (+).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng kháng khuẩn của màng axit polylactic nisin và khả năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm​ (Trang 37 - 39)