Trước những diễn biến phức tạp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
từ tháng 3 năm 2018 đến nay, có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Giai đoạn 2: Chiến tranh thương mại leo thang
Giai đoạn 3: Đình chiến
2.1.2.1. Giai đoạn 1: Khởi đầu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức được châm ngòi vào ngày 22 tháng 03 năm 2018, khi Tổng thống Donald Trump áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu thép (trừ Argentina, Úc, Brazil và Hàn Quốc) và thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu nhôm (trừ Argentina và Úc), những
mặt hàng này Mỹ nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc, do đó chính sách áp thuế này mục đích chính nhằm vào mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, hạn chế FDI từ Trung Quốc chảy vào Mỹ dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương
mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng
và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Để trả đũa cho chính sách áp thuế thép và nhôm từ Mỹ, bước đầu, Trung Quốc áp dụng thuế quan (dao động từ 15-25%) đối với 128 sản phẩm (trị giá 3 tỷ USD) bao gồm trái cây, rượu vang, ống thép liền mạch, thịt lợn
và nhôm tái chế.
Sau đó vài tháng, Mỹ lần lượt đưa ra các danh sách áp dụng thuế quan lên mặt
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể:
Danh sách 1, Mỹ công bố danh sách 818 sản phẩm trị giá 34 tỷ USD bị áp mức thuế 25% , chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao, để bù đắp lại những thiệt hại
mà Mỹ cáo buộc là do Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra, được áp dụng từ ngày 06 tháng 07 năm 2018.
Danh sách 2, Mỹ áp mức thuế 25% đối với 279 hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (trị giá 16 tỷ USD). Hàng hóa được nhắm đến bao gồm: chất bán dẫn, hóa chất,
nhựa, xe máy và xe máy điện, được áp dụng từ ngày 23 tháng 08 năm 2018.
Danh sách 3, Mỹ áp mức thuế 10% ban đầu đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD, nâng tổng số tiền lên tới 250 tỷ đô la Mỹ. Hàng hóa bị đánh thuế trong danh sách này bao gồm các sản phẩm nông sản, máy móc, thiết bị y tế, có hiệu lực từ ngày
24 tháng 09 năm 2018. Dự kiến, mức thuế sẽ được tăng lên 25% vào ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Đòn đánh trả từ Chính phủ Trung Quốc, quốc gia này thiết lập 3 danh sách thuế quan bổ sung đánh vào mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ:
Danh sách 1, Trung Quốc thực hiện chính sách áp thuế 25% đối với 545 hàng hóa trị giá 34 tỷ USD có nguồn gốc từ Mỹ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, ô tô và thủy sản. Danh sách này cũng được thực thi từ ngày 06 tháng 07 năm 2018.
Danh sách 2, Trung Quốc thực hiện trả đũa 25% thuế đối với 333 hàng hóa trị
giá 16 tỷ USD có nguồn gốc từ Mỹ, bao gồm các mặt hàng như: than, phế liệu đồng, nhiên liệu, xe buýt và thiết bị y tế. Danh sách này cũng được áp dụng từ ngày 23 tháng 08 năm 2018.
Danh sách 3, Trung Quốc chính thức áp thuế 5-10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có trị giá 60 tỷ USD, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 09 năm 2018. Đồng thời, cũng trong ngày hôm đó, Trung Quốc đã phát hành Sách trắng, đặt ra vị thế chính thức của chính phủ về mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Sau hơn nửa năm diễn ra hành động “ăn miếng trả miếng” giữa hai cường quốc
trên qua các biện pháp thương mại lẫn phi thương mại, quan hệ Mỹ - Trung Quốc chính thức được nối lại, gặp gỡ và thảo luận về một thỏa thuận thương mại tạm thời ngừng chiến. Ngày 1 tháng 12 năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Mỹ và Trung
Quốc đồng ý đình chiến tạm thời để giảm căng thẳng thương mại. Theo thỏa thuận, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ kiềm chế tăng thuế hoặc áp thuế mức thuế mới trong 90 ngày (cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2019), khi hai bên làm việc hướng tới một thỏa thuận thương mại lớn hơn. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ không tăng mức thuế được mô tả trong Danh sách 3 dự kiến sẽ tăng từ 10% lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 và sẽ không áp dụng thuế quan đe dọa trước đó đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 267
tỷ USD. Về phần Trung Quốc, nước này sẽ mua thêm các sản phẩm của Mỹ - đặc biệt
là các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng - và sẽ triệt phá việc sản xuất và phân phối Fentanyl, một loại thuốc phiện tổng hợp được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc.
2.1.2.2. Giai đoạn 2: Chiến tranh thương mại leo thang
Trong giai đoạn đầu năm 2019, sau khi ký kết thỏa thuận ngừng chiến, tưởng chừng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được nối lại, tuy nhiên, về phía
Trung Quốc nhiều lần cố gắng đàm phán lại thỏa thuận thương mại. Một lần nữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành quyết định áp dụng mức thuế theo danh
sách 3 như đã công bố từ tháng 09 năm 2018, tăng từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, bao gồm chủ yếu tất cả các sản phẩm Trung Quốc còn lại. Quyết định này có hiệu lực ngày 10 tháng 05 năm 2019. Để đáp trả, Trung Quốc tuyên bố tăng thuế quan đối với các sản phẩm trị giá 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, mức thuế quan được áp dụng lần lượt từ 25%, 20% và 10% đối
với từng danh sách 1, 2 và 3, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2019. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức bước vào giai đoạn leo thang.
Trong ngày 16 tháng 05 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei và các chi nhánh của nó vào “Danh sách thực thể”, điều này có nghĩa là cấm các công ty Mỹ bán cho các công ty viễn thông Trung Quốc
mà không có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ. Tiếp đến ngày 21 tháng 06 năm 2019, Mỹ bổ sung thêm 5 công ty của Trung Quốc vào “Danh sách thực thể” bao gồm: Sugon, Higon, Chengdu Haiguang Microelectronics Technology và Chengdu Haiguang Integrated Circuit và Viện Nghiên cứu công nghệ máy tính Wuxi Jiangnan.
Các doanh nghiệp này bị cấm mua linh kiện và phụ tùng của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Đáp trả với “danh sách thực thể” của Mỹ, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thiết
lập danh sách các “thực thể không đáng tin cậy” của riêng mình. Danh sách này sẽ bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài không tuân thủ quy tắc thị
trường, vi phạm hợp đồng và chặn, cắt nguồn cung vì lý do phi thương mại hoặc làm tổn hại nghiêm trọng lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.
Sau khi hai quốc gia tuyên bố danh sách thực thể, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và
Trung Quốc đồng ý ngồi lại bàn đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn tiếp theo. Về phía Mỹ, nhiều lần đưa ra những danh sách dự định đánh thuế đối với các mặt hàng Trung Quốc nhằm đe dọa và thúc đẩy quá trình đàm phán nhanh kết thúc thỏa thuận thương mại giữa hai quốc gia. Động thái phía Trung Quốc là giảm giá trị đồng nhân dân tệ, chính vì vậy, ngày 06 tháng 08 năm 2019, Mỹ tuyên bố coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ khi đồng nhân dân tệ giảm xuống 7 so với đồng đô la
Mỹ. Tuyên bố cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.
Ngày 01 tháng 09 năm 2019, Mỹ bắt đầu thực hiện thuế quan đối với các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc trị giá hơn 125 tỷ USD (danh sách 4A); hàng hóa bị ảnh hưởng từ giày dép, tã lót, và các sản phẩm thực phẩm đến đồng hồ thông minh, máy rửa chén và TV màn hình phẳng. Ngoài ra, danh sách 4B dự kiến có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 năm 2019. Đến lượt mình, Trung Quốc tiến hành áp dụng thuế quan bổ sung đối với một số hàng hóa trên 75 tỷ USD ( danh sách 1 ). Các mặt hàng trong danh sách 1 gồm: các sản phẩm nông nghiệp, quặng, hóa chất và một số sản phẩm công nghiệp. Danh sách 2, Trung Quốc cũng dự định trả đũa Mỹ sẽ được thực thi vào ngày 15 tháng 12 năm 2019.
2.1.2.3. Giai đoạn 3: Đình chiến
Sau nhiều tháng căng thẳng thương mại leo thang giữa hai cường quốc kinh tế
trên toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc đồng thuận ngồi lại đàm phán, thỏa thuận thương mại theo từng giai đoạn. Sau gần hai tháng ngồi lại bàn đàm phán kể từ đầu tháng 10 năm 2019, Mỹ và Trung Quốc tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 13 tháng 12 năm 2019. Thỏa thuận này chính thức được kí kết vào ngày 15 tháng 01 năm 2020, làm giảm căng thẳng thương mại kéo dài 18 tháng giữa hai nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Mỹ đã loại bỏ áp thuế 15% đối với hàng tiêu dùng trị giá 160 tỷ USD dự kiến có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 năm 2019, và sẽ giảm thuế quan ngày 1 tháng 9 năm 2019 đối với 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc - giảm một nửa từ 15% xuống 7,5%. Tuy nhiên, mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng xuất xứ từ Trung Quốc sẽ được duy trì và việc giảm thêm sẽ liên quan đến tiến trình đàm phán thương mại trong tương lai. Về phía Trung Quốc, nước này đồng ý mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong hai năm tới, bao gồm: 78 tỷ USD hàng hóa sản xuất bổ sung, 54 tỷ USD mua thêm năng lượng, 32 tỷ USD sản phẩm nông sản và 38 tỷ USD dịch vụ.
Để đáp lại cam kết cắt giảm thuế từ 15 xuống 7,5% của Mỹ, Trung Quốc tuyên
bố sẽ hạ một nửa thuế quan đối với 1717 hàng hóa của Mỹ, một số mặt hàng sẽ được giảm từ 10% xuống 5% và các loại khác từ 5% xuống 2,5%. Tiếp đó vài ngày, phía
Trung Quốc tiếp tục công bố danh sách 696 mặt hàng Mỹ sẽ được miễn thuế bổ sung của Trung Quốc, bao gồm: thịt lợn, thịt bò, đậu nành, lúa mì, ngô, lúa miến, ethanol, khí tự nhiên hóa lỏng, dầu thô, đường ray thép, và một số thiết bị y tế.
Đầu năm 2020 với sự bùng phát mạnh mẽ dịch bệnh COVID-19 có nguồn gốc
từ Trung Quốc, kéo theo hệ lụy nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, điều này gây khó khăn cho việc thực hiện cam kết thỏa thuận giai đoạn 1. Hai cường quốc hàng đầu thế giới đang thể hiện thái độ gay gắt liên quan đến nguồn gốc Virus gây ra thảm họa toàn cầu, tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ thất vọng khi Trung Quốc không khống chế được dịch Covid - 19 và nhận định điều này ảnh hưởng đến thảo thuận thương mại ký kết hồi đầu tháng 1 năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh đối phó với đại dịch từ Vũ Hán, Trung Quốc đã cố gắng thực hiện những cam kết theo thảo thuận
giai đoạn 1, quốc gia này đã tăng cường nhập khẩu thịt lơn Mỹ, mua 40.200 tấn thịt vào đầu tháng 5 năm 2020, đơn hàng lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2019. Điều này xảy
ra khi sản lượng thịt của Hoa Kỳ đã giảm hơn 30% do đóng cửa lò mổ theo COVID- 19. Tiếp đó, ngày 12 tháng 05 năm 2020, Trung Quốc đã công bố một danh sách mới gồm 79 sản phẩm của Hoa Kỳ đủ điều kiện để được loại trừ khỏi thuế quan trả đũa. Các danh sách mới nhất bao gồm Mỹ nhập khẩu thuốc khử trùng y tế, quặng đất hiếm,
bạc và vàng quặng và tinh quặng, và một số sản phẩm hợp kim niken và nhôm. Tuyên
bố miễn thuế này sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm từ ngày 19 tháng 05 năm 2020 đến
ngày 18 tháng 05 năm 2021.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI ĐẾN HOẠT ĐỘNGXUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM