2.3. Đánh giá tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đếnhoạt hoạt
động xuất nhập khẩu Việt Nam 2.3.1. Tác động tích cực
Trong thời điểm căng thẳng thương mại, Việt Nam được hưởng lời từ việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Mỹ và Trung Quốc, do nhu cầu tìm kiếm đối tác thay thế của các doanh nghiệp ở hai quốc gia này.
Một là, Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thay thế các ngành
hàng của Trung Quốc. Khi chính sách áp thuế cao của Mỹ lên hơn 1000 sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, điều này khiến nguồn hàng hóa được nhập từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ, khiến hàng hóa đó mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Hoa Kỳ. Vì vậy, các công ty Mỹ thực hiện phương án giảm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và gia tăng tìm kiếm, nhập khẩu sản phẩm thay thế từ các quốc gia khác,
Việt Nam là quốc gia nằm cạnh Trung Quốc, các sản phẩm Việt Nam mối tương đồng
với các sản phẩm Trung Quốc và Việt Nam cũng là đối tác nhập khẩu lớn của Mỹ ở khu vực ASEAN. Do đó, Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu cho Mỹ khi lựa chọn hàng hóa thay thế Trung Quốc.
Nắm bắt cơ hội đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng lên 45,7% trong năm 2019. Ngoài mức tăng trưởng của một số mặt hàng chính như: Điện thoại và các loại linh kiện, máy vi tính, máy móc, thiết bị và phụ tùng, gỗ và các sản phâm gỗ, hàng dệt may,...Một số mặt hàng khác cũng đang tận dụng cơ hội này để gia tăng xuất khẩu sang Mỹ như: thủy sản (cá tra, tôm, cá biển
các loại,...), cà phê, thép... Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể trở thành thị trường trung gian nhập khẩu một số mặt hàng của Mỹ sau đó xuất sang Trung Quốc và ngược lại.
Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua nguyên liệu, thành phẩm đầu vào với giá thành rẻ. Một số mặt hàng dệt may, da giày của Việt Nam được nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc với giá thành rẻ bởi tác động của chiến tranh thương mại làm đồng nhân dân tệ hạ giá. Với chi phí nguyên liệu đầu vào rẻ, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thêm lợi thế cạnh tranh, phát triển thị phần xuất
khẩu ra thị trường thế giới và thu về lợi nhuận cao. Điều này góp phần giúp tăng trưởng các hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy thặng dư thương mại cho quốc gia.
Ba là, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng nhanh trong năm 2019, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo báo cáo của FIA,
sản xuất và chế biến, bất động sản, cũng như bán lẻ và bán buôn là ba lĩnh vực hàng đầu cho FDI tại Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất và chế biến chiếm tỷ trọng lớn (64,6%) trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Năm 2019 có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD,
tiếp đó là Hồng Koong (7,87 tỷ USD), Singapore (4,5 tỷ USD), Trung Quốc, Nhật Bản,... Với vốn đầu tư nước ngoài có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam, điều
này không chỉ thúc đẩy phát triển nền kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho người
lao động Việt Nam.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Điều đầu tiên bất lợi cho thị trường Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang là việc hàng hóa Trung Quốc “núp bóng” dưới xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ. Để đối phó với việc Mỹ áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khiến hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu chủ lực sang Mỹ bị ứ đọng, trì trệ; Trung Quốc tiến hành lựa chọn thị trường trung gian, trong đó có Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ một lần nữa. Bằng hình thức xuất khẩu sang Việt Nam để thực hiện gia công hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt nam để sản xuất hàng hóa, sau đó gắn mác “Made in Việt Nam” để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
Việc hàng hóa Trung Quốc “trá hình” dưới xuất xứ Việt Nam, một số mặt hàng
xuất khẩu sang Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là mặt hàng thép, Mỹ lo ngại thép Trung Quốc sẽ tìm thị trường trung gian để “xuất khẩu nhờ” vào Mỹ, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc vì thế không thể tránh khỏi việc Việt Nam rơi
vào danh sách đáng lưu ý của Mỹ đối với mặt hàng này. Vì vậy, Mỹ đang e ngại và đưa ra một số chính sách đối với mặt hàng này được nhập khẩu từ Việt Nam và các nước có mối quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc.
Hai là, tình trạng hàng hóa tuồn vào Việt Nam mất kiểm soát. Khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước
xung quanh, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, do sụt giảm của đồng nhân dân tệ khiến
hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn, do đó tình trạng hàng hóa từ Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Việt Nam gây ra cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa Trung Quốc và hàng nội địa, tạo sức ép lớn hơn cho thị trường trong nước.
Ba là, nguy cơ trở thành quốc gia thao túng tiền tệ sau Trung Quốc. Với việc đồng nhân dân tệ giảm giá, Mỹ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào hồi đầu tháng 08 năm 2019. Việt Nam với nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu sẽ nhạy cảm trước những biến động của hoạt động ngoại thương, tiền tệ toàn cầu. Với giá trị của VND thấp rất nhiều lần so với giá trị của USD, Việt Nam tuy không bị Mỹ gắn mác là nước thao túng tiền tệ song đã bị liệt vào danh sách 21 quốc gia thuộc diện theo dõi. Trong tương lại, dự đoán Việt Nam có thể trở thành nhóm quốc gia thao túng tiền tệ nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời và phù hợp. Ngoài ra, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ để bảo vệ xuất khẩu hàng hóa. Điều này gây sức ép lên tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ, từ đó gây áp lực đến vấn đề kiểm soát lạm phát, thị trường chứng khoán, dự trữ ngoại hối và ổn định nền kinh tế Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nối tiếp từ cơ sở lý thuyết của chương 1, chương 2 tiếp tục vẽ lên một bức tranh tổng quan nhất về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc thông qua việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại và tóm tắt những diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung theo từng giai đoạn. Cuối cùng, tác
giả đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại giữa hai cường
quốc kinh tế trên thế giới đến hoạt động giao lưu thương mại của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức tạm dừng từ đầu năm 2020 sau khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, song vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc chiến tranh tiếp tục trở lại trong tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến toàn cầu, có nhiều ý kiến trái chiều từ phía chính phủ của hai quốc gia trên, tiếp tục gây nên nhiều căng thẳng trong mối quan hệ
Mỹ - Trung tưởng chừng như đã hạ nhiệt trước đó. Đứng trước một tương lai không thể đoán trước về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam cần vạch ra những kế hoạch, định hướng và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực nếu chiến tranh thương mại bùng nổ trở lại. Đồng thời đưa ra những chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao thăng dư thương mại của nước nhà.