Mỗi ngành nghề, nhóm mặt hàng đều hoạt động trên một số thị trường tập trung, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh mặt hàng đó cần tập trung thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hóa này làm mục tiêu hàng đầu. Ví dụ: nhóm mặt hàng thủy sản có thị trường xuất khẩu chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU; hàng
Quốc; điện thoại các loại và linh kiện có thị trường xuất khẩu lớn tại Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE, ASEAN;... những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng của mình cần tận dụng mối quan hệ ngoại thương từ trước đến nay trên các thị trường này để tập trung nâng cao chất lượng, từ đó thúc đẩy xuất khẩu vào các nhóm thị trường chủ lực trước khi tìm kiếm những cơ hội mới mở rộng thị trường hoạt động.
Bên cạnh đó, hiện nay chính phủ Việt nam đã tăng cường đàm phán và ký kết nhiều hiệp định, chính sách ưu đãi với nhiều mặt hàng với những thị trường trên toàn
cầu nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, mới nhất, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019, Hiệp
định EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2020 hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng dệt may, nông - thủy sản,... với các quốc gia như Canada, Nhật Bản, New Zealand,... với nhiều ưu đãi về thuế quan, giúp các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang thị trường trọng tâm đồng thời tìm kiếm cơ hội trên nhiều thị trường mới.