Trong thời đại toàn cầu tự do hóa thương mại, các quốc gia đều có xu hướng tìm kiếm, thâm nhập những thị trường mới tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cần liên tục thực hiện các khảo sát, tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới để tăng nguồn thu lợi nhuận và phân tán rủi ro
khi có biến động xảy ra trên thị trường.
Đối với thị trường Mỹ, một trong những quốc gia đặt ra yêu cầu cao trong chất
lượng sản phẩm. Những năm gần đây Mỹ cũng gia tăng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu rõ về những yêu cầu của Mỹ đối với sản phẩm của mình, từ đó tăng cường thâm nhập, tìm kiếm đối tác mới đối với thị trường
tiềm năng này.
Đối với thị trường Trung Quốc, cần chủ động trong khâu xây dựng kế hoạch ổn định, dài hạn với các doanh nghiệp nước này, thâm nhập kênh phân phối hàng hóa
thông qua hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc, dứt khoát từ chối tình trạng hàng hóa Trung Quốc mượn doanh nghiệp mình để trà trộn gắn mác xuất xứ hàng Việt Nam sau đó xuất ra thị trường quốc tế.
Không chỉ tìm kiếm cơ hội trên thị trường Mỹ và Trung Quốc, tận dụng những
thế mạnh từ những thỏa thuận thương mại được chính phủ ký kết với nhiều nhóm quốc gia trên thế giới về những ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể tìm kiếm những đối tác tiềm năng mới trên thị trường ASEAN, EU, Châu Âu, Châu Mỹ,...