3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Với độ mở cửa giao lưu, tự do hóa thương mại toàn cầu, tính đến năm 2019, hoạt động ngoại thương Việt Nam chưa thấy có rõ những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia trên bùng nổ trở lại.
Vì vậy, chính phủ cần thiết lập những chính sách kịp thời và linh hoạt, phù hợp với tình hình thương mại toàn cầu hiện tại và trong tương lai gần.
Theo dõi sát sao tình hình biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tiếp đó là xây dựng các chiến lược khác
nhau để ứng phó kịp thời nếu biến động xảy ra. Đồng thời cung cấp đầu đủ thông tin nhanh chóng, chính xác nhất cho các bộ ngành, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Tăng cường kiểm soát, quản lí hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường nội địa. Để tránh rủi ro Mỹ áp thuế cao vào hàng hóa Việt Nam do nghi ngờ hàng hóa Trung Quốc trà trộn gắn mác. Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trong việc kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, ngăm cấm và trừng phạt các doanh nghiệp trong nước liên kết với phía Trung Quốc để gia công hàng hóa Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI, chọn lọc những dự án có tiềm năng, cải thiện vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung, các doanh nghiệp Mỹ đang rục rịch di dời cơ sở sản xuất sang thị trường
có nền chính trị ổn định hơn, Việt Nam là quốc gia màu mỡ để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại đây. Trước làn sóng mới của FDI là cơ hội cho Việt
Nam tăng cường phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ việc tận dụng những công nghệ hỗ trợ của nước ngoài. Thiết lập một số chính sách khuyến khích để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, tăng nguồn vốn FDI vào thị trường trong
nước. Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó học hỏi, áp dụng công nghệ trong chuỗi dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Việt Nam.
Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại các cảng, cửa khẩu, các địa điểm lưu thông hàng hóa. Hiện đại hóa các quy trình, thủ tục giấy tờ hành chính phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu. Xử lí nhanh và triệt để các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước và cơ quan Hải quan, tránh tình trạng ứ đọng, chậm thông quan hàng hóa.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi có các doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm nhập vào thị trường quốc tế. Bằng những chính sách giảm lãi suất đối với những doanh nghiệp mới đầu khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu bước đầu ra thị trường quốc tế.
Tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu thương mại trên toàn cầu. Thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế, ký kết thêm các Hiệp định tự do hóa thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tư do (FTA) như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP),.. Việc tham gia ký kết các hiệp định tự do thương mại quốc tế giúp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao thặng dư thương mại.
3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ban Ngành
Các cơ quan nhà nước như Bộ Công thương, Bộ tài chính và các Hiệp hội ngành nghề xuất nhập khẩu cần nâng cao vai trò quản lý trong việc xây dựng các hàng
rào kỹ thuật, kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài cũng như nhập khẩu vào Việt Nam.
Các đơn vị, cơ quan hải quan tại các cửa khẩu cần rà soát nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu vào nội địa; ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, hàng giả hàng nhái tràn vào nước bằng cách áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngăn chặn
Cơ quan quản lý thị trường cũng cần kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng hàng hóa Trung Quốc trà trộn gắn mác Việt Nam, tránh nguy cơ trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ, làm mất khả năng trạnh tranh của hàng hóa xuất xứ Việt Nam đối với Mỹ và thị trường quốc tế.
Cơ quan ngành Hải quan cần đánh giá lại năng lực, chuyên môn nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thật, công nghệ để đáp ứng quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa với khối lượng đồ sộ. Xây dựng, sử dụng mô hình mới trong kiểm tra chất lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu thông qua việc cắt giảm và xử lí nhanh các thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí thao tác bộ máy kiểm tra cồng kềnh, rút ngắn thời gian thông quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm ngân sách cho
nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tiếp nối những phân tích về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam ở chương 2. Trong chương 3 đã đề xuất, xây dựng mục tiêu phát triển trong 10 năm tới của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam và tận dụng những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng cán cân thương mại Việt Nam đồng thời hạn chế những thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Cùng với đó là những giải pháp về phía doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được đưa ra nhằm tối đa hóa chi phí, thu lại lợi nhuận phát triển lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan, Bộ, ban ngành để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Cho đến đầu năm 2020, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần được hạ nhiệt, tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đi tạm thời để phục hồi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của hai quốc gia chính trong cuộc chiến cũng như nền kinh tế toàn
cầu. Chưa có lời khẳng định nào cho việc chính thức ngừng chiến từ Mỹ và Trung Quốc, do đó, mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung vẫn còn những diễn biến khó lường
và có thể tiếp tục xung đột trong thời gian tới. Đề tài “Tác động của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung Quốc đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam” đã được
nghiên cứu và phân tích về chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, hai đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Bài viết đã đưa ra những phân tích rõ về nguyên nhân, diễn biến mới nhất và tác động của cuộc chiến tranh thương mại không chỉ đối với Mỹ và Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực, tạo cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam.
Về phía Việt Nam, trước những chính sách thương mại của Mỹ và Trung Quốc
ở thời điểm hiện nay đã mang đến cho Việt Nam nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, điển hình là giúp tăng thặng dư thương mại của Việt Nam. Một số mặt hàng Việt
Nam đã thay thế hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ tăng lên đáng kể từ khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy
nhiên, là một nước láng giềng, cùng chung đường biên giới về phía Bắc dài hơn 1000
km với Trung Quốc, Việt Nam không thể tránh khỏi những nghi ngờ, kiểm tra sát sao
của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường nước này. Chính
vì vậy, Việt Nam cần có những chiến lược, chính sách quản lý, thắt chặt kiểm tra, rà soát hàng hóa nhập khẩu vào trong nước, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, chủ động theo dõi những biến động, kịp thời đưa ra những phương án đối phó để hạn chế tối đa những rủi ro, tận dụng những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam
1. Lưu Hương Ly (2019), “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp - Học viện Ngân
hàng.
2. Lê Thị Quỳnh Chi (2019), “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp - Học viện Ngân hàng.
3. Cao Thị Dương (2019), “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và
thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp - Học viện Ngân
hàng.
4. PGS, TS. Trần Đình Thiên (2018), “Một số cuộc chiến thương mại trong quá khứ và giải pháp ứng phó”, Tạp chí tài chính.
(http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/mot-so-cuoc-chien-thuong-mai-trong- qua-khu-va-giai-phap-ung-pho-3 01019.html)
5. Báo điện tử “ Thế giới và Việt nam (2018)”, cơ quan thuộc Bộ ngoại giao.
(http://tgvn.com.vn/stores/newspaper_data/mastercms/062018/08/15/ 150825_T G
VN_15.pdf)
6. TS. Lê Huy Khôi (2018), “Những tác động từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, Tạp chí tài chính.
(http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhung-tac-dong-tu-chien-tranh- thuong-mai-my-trung-301002.html)
7. Bản tin (2018) “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nguyên nhân và phương thức
các nước áp dụng”, Trung tâm WTO .
(http://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/123 03 -chien-tranh-thuong-mai-my— trung-nguyen-nhan-va-phuong-thuc-cac-nuoc-ap-dung)
8. Bộ Công Thương (2017), (2018), (2019), (2020) “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019”.
9. TS. Nguyễn Thế Bính “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động đến thị trường xuất khẩu Việt Nam”, tạp chí công thương.
B. Tiếng Anh
1. John Conybeare (1985), “TRADE WARS: A Comparative Study of Angle-Hanse, Franco-Italian, and Hawley-Smoot Conflicts”, JSTOR.
(https://www.jstor.org/stable/2010354?readnow=1&seq=1#page_scan_tab_content) 2. Antoine Bouet (2018), “Are trade wars good and easy to win?”, Paris Innovation
review.
(http://parisinnovationreview.com/articles-en/are-trade-wars-good-and-easy-to- win)
3. Dorcas Wong và Alexander Chipman Koty (2020), “ The US-China Trade War: A Timeline”, China Briefing.
(https://www.china-briefing.com/news/the-us-china-trade-war-a-timeline/) 4. Bill Dudley (2019), “Why the US Trade Deficit Keeps Growwing”, Bloomberg.
(https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2019-03-15/why-the-u-s-trade- deficit-is-growing)
5. KimBerly Amadeo (4/2020), “China’s Economy and Its Effect on the US Economy”, The Balance.
(https://www.thebalance.com/china-economy-facts-effect-on-us-economy- 3306345)
6. Wayne M.Morrison “China-US Trade Issues”, congressional Research service. (https://fas .org/sgp/crs/row/RL33536.pdf)
7. Hugo Erken, Bjorn Giesbergen và Liza Nauta (2019), “US-China trade war: which
sectors are most vulnerable in the global value chain?”, RaboResearch.
(https://economics.rabobank.com/publications/2019/august/us-china-trade-war- most-vulnerable-sectors/)
C. Website
1. Trade Map: www.trademap.org . Truy cập lần cuối ngày 28/05/2020
2. Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn. Truy cập lần cuối ngày
28/05
3. Trung tâm WTO: http://www.wtocenter.vn. Truy cập lần cuối ngày 28/05/2020