2.2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trước chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung Quốc
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, đang trên đà hội nhập nền kinh tế thế
giới. Đến thế kỷ XXI, việc giao lưu thương mại cửa Việt Nam với các nước ngày càng được thúc tiến, Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và ký kết các hiệp định tự do FTA, đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt nam và Lên minh Châu Âu (EVFTA) giúp cho nền kinh tế Việt Nam và hoạt động giao lưu thương mại với nền
kinh tế lớn trên thế giới ngày một phát triển. Trong giai đoạn 2010 - 2017, hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam đã có nhiều sự chuyển dịch thăng trầm.
a) Xuất khẩu
Biểu đồ 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2017 (Đơn vị: Tỷ USD)
■Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ
■Xuất khẩu Việt Nam sang T rung Quốc
■Xuất khẩu Việt Nam ra thế giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trademap.org
Theo số liệu thống kê từ Trade map, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017, trước thời điểm bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 72,24 tỷ USD. Các nhóm mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu: nông - thủy sản, công nghiệp chế biến, nhiên liệu - khoáng sản. Thị trường trong
năm này chủ yếu tập trung vào các nước Châu Á (45,5%), Châu Âu (21,9%), Châu Mỹ (22,4%),... Đến năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 2,5 lần so với năm 2010 đạt đến 176,58 tỷ USD. Đến năm 2017, xuất khẩu Việt Nam tiếp tục phát triển tốt đạt mốc 215,12 tỷ USD, tăng 21,83% so với năm 2016. Hàng hóa Việt Nam vẫn tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, EU, ASEAN, ngoài ra còn mở rộng tìm kiếm, phát triển xuất khẩu sang các thị trường mới.
Đối với thị trường Mỹ, Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Năm 2010, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 14,25 tỷ USD, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ vẫn trên đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo, đến năm 2017 tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng đạt 41,55 tỷ USD. Đối với thị trường này, Việt Nam hiện đang là nước xuất siêu trong giai đoạn 2010- 2017. Theo báo cáo của Bộ công thương, các nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn sang Mỹ trong năm 2017 đạt xấp xỉ 34 tỷ USD, chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Các mặt hàng dẫn đầu gồm: hàng dệt may chiếm 29,51 %; giày dép chiếm tỷ trọng 12,3%; điện thoại và linh kiện chiếm 8,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 8,3%; gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng 7,9%;...
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ năm 2017 (Đơn vị: %)
- Hàng dệt may - Giày dép các loại
■Điện thoại các loại và linh kiện ■Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - Gỗ và sản phẩm gỗ - Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác - Hàng Thủy Sản
■ Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù
Nguồn: Tổng cục hải quan
Đối với thị trường Trung Quốc, thị trường nước láng giềng phía Bắc này vẫn luôn thị trường xuất khẩu lớn nhất khu vực Đông Bắc Á của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc là 7,74 tỷ USD; chỉ chiếm
một nửa giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong cùng kỳ năm đó. Đến năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang quốc gia này tăng lên gấp 5 lần so với năm 2010; đạt 35,39 tỷ USD; tăng 61,23% so với năm 2016 (21,95 tỷ USD). Tận dụng lợi thế của mình, Việt Nam tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung
Quốc 4 nhóm hàng chính với hàng trăm mặt hàng khác nhau như nguyên nhiên liệu (than, dầu thô, các loại hạt có dầu,...), nông sản (gạo, sắn khô, các loại rau củ quả), thủy sản ( tươi sống và đông lạnh), hàng tiêu dùng (giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ,
quần áo, bánh kẹo, gỗ,..). Trong đó, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản chiếm 31,2 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc và 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ cao, trong năm 2017, ngoài việc xuất khẩu chủ yếu của nhóm
hàng trên, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao và tăng trưởng tập trung ở nhóm điện tử, công nghệ như: điện thoại và linh kiện đạt 7,15 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đạt trên 6,86 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 2,08 tỷ USD (theo số liệu thống kê từ Bộ công Thương Việt Nam, 2017).
b) Nhập khẩu
Biểu đồ 2.3: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2017 (Đơn vị: Tỷ USD)
■Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc
■Việt Nam nhập khẩu từ thế giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trademap.org
Ve thị phần nhập khẩu, trong năm 2010, Việt Nam nhập siêu với mức 17,4% so với lượng hàng hóa xuất khẩu từ nước ngoài. Theo báo cáo từ Bộ công thương,
Kim ngạch nhập khẩu trong năm 2010 tăng lên 14 tỷ USD so với năm 2009, trong đó
kim ngạch nhập khẩu từ hai nguồn: các doanh nghiệp có 100% vốn trong nước và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong năm này chủ yếu là máy móc thiết bị của các dự án đầu tư và nguyên phụ liệu hàng may mặc gia công xuất khẩu. Cùng với mức tăng trưởng của thị phần xuất khẩu, lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài cũng tăng dần theo các năm về sau. Đến
năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 213,22 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2010. Trung bình tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng trưởng 12% mỗi năm. Thị trường nhập khẩu tập trung của Việt Nam là các quốc gia khu vực Châu Á, đặc biệt là các nước thuộc khối ASEAN, một số quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ như: Liên bang Nga, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,...
Đối với thị trường Mỹ, thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư Mỹ nhắm đến
bởi tính ổn định thị trường cũng như nền chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình 5,5% của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc trong khu vực Châu Á. Trong năm
2010, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam là 3,78 tỷ USD, con số này tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Đến năm 2017, kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam từ Mỹ tăng lên 147% so với năm 2010, đạt 9,34 tỷ USD. Các
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này trong năm 2017 đạt 6,88 tỷ USD, chiếm 74,77% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Mỹ, đứng đầu là nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 30,24%; tiếp theo là bông các loại chiếm 12,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác chiếm tỷ trọng 10,84%; nguyên liệu dệt, may, da, giày chiếm 3,87%;....
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ Mỹ năm 2017 (Đơn vị: %) áy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ■ Bông các loại ■Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
■Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
■ Đậu tương
■ Sản phẩm hóa chất
■ Thức ăn gia súc và nguyên liệu
■ Gỗ và sản phẩm gỗ
■ Các mặt hàng khác
Nguồn: Tổng cục hải quan Đối với thị trường Trung Quốc, từ thống kê của Tổng cục hải quan, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lớn hơn Mỹ gấp nhiều lần. Và so với xuất khẩu, mức nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ngày càng tăng.
Cụ thể, trong năm 2010, Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ 7,74 tỷ USD trong khi đó lại nhập khẩu lên tới 20,2 tỷ USD, giá trị hàng hóa được nhập về từ Trung Quốc gấp 3 lần số hàng hóa được xuất đi. Lượng hàng hóa nhập khẩu được tăng dần trong các năm tiếp theo, đến năm 2017, Việt Nam nhập khẩu với tổng giá trị hàng hóa lên tới 58,53 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010 (20,2 tỷ USD) và gấp 6 lần so với tổng giá trị 9,34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trong cùng kỳ năm đó. Trung
Quốc trở thành thị trường số một mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tập trung vào các nhóm hàng sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, sắt thép các loại, hóa chất, ô tô các loại, điện thoại và linh kiện, vải, nguyên
phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu da giày. Đặt biệt, trong năm 2017 có 33 nhóm hàng
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trên 1 tỷ USD chiếm 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, có thể nói, Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ thị trường Trung Quốc. Tình trạng nhập siêu từ thị trường nước
láng giềng - Trung Quốc vẫn đang còn là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế Việt
Nam trong bài toán cán cân thương mại. c) Cán cân thương mại
Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2017
(Đơn vị: Tỷ USD)
40
32.21 29.76
■Cán cân thương mại Việt Nam - Mỹ
■Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc
■Cán cân thương mại Việt Nam - thế giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trademap.org
Theo thống kê từ biểu đồ cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam đã có những thăng trầm trong giai đoạn 2010 - 2017. Năm 2010, tổng giá trị hàng hóa được
xuất khẩu thấp hơn gía trị hàng hóa ngoại nhập dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt 12,6 tỷ USD, tuy nhiên mức thâm hụt có sự cải thiện qua các năm về sau. Mặc dù
cán cân thương mại một lần nữa bị thâm hụt trong năm 2015, song mức thâm hụt không đáng kể so với năm 2010, đến năm 2016 và 2017 Việt Nam vượt qua mức thâm hụt thương mại và trở thành quốc gia có thặng dư thương mại hơn 1 tỷ USD và con số này tiếp tục được nâng lên trong những năm sau đó (năm 2018: 6,83 tỷ USD và năm 2019 cán mốc 40,98 tỷ USD). Trước thời điểm chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới xảy ra năm 2018, năm 2017 là năm mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam gặt hái được nhiều thành công. Theo số liệu thống kế từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 428,34 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 (351,56 tỷ USD). Trong đó, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 278,56 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 215,12 tỷ USD - đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu vượt mốc 200 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 213,22 tỷ USD. Cán cân thương mại năm 2017 đạt thặng dư 1,9 tỷ USD, là mức thặng dư cao nhất trong các năm 2010 - 2017, đồng thời hoạt động xuất khẩu có tốc độ tăng cao hơn so với hoạt động nhập khẩu. Trong đó, Việt Nam đạt xuất siêu chủ yếu với các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Châu Đại Dương. Trong đà tăng trưởng các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phải kể đến thị trường có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu từ hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc.
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với công cuộc thúc đẩy, phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đây là thị trường mà Việt Nam có mức thặng dư thương mại lớn và liên tục trong nhiều năm 2010-2017. Cụ thể, trong năm 2015, mức thặng dư đạt 25,68 tỷ USD, có số không dừng lại và tiếp tục tăng thêm 4,08 tỷ USD trong năm 2016 lên đến 29,76 tỷ USD và năm 2017 vẫn tăng thêm 2,45 tỷ USD đạt mốc 32,21 tỷ USD mặc dù mức thặng dư tăng thấp hơn so với 4,08 tỷ USD năm 2016.
Đối với Trung Quốc, mặc dù mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đang ngày càng phát triển, song thị trường xuất nhập khẩu đang nghiêng về phía Trung Quốc và Việt Nam đang đối mặt với mức thâm hụt thương mại đáng kể trong gần một thập kỷ từ 2010 - 2017. Đỉnh điểm trong năm 2015, mức thâm hụt đạt kỷ lục lên tới 32,87 tỷ USD, song đến năm 2017, mức độ thâm hụt thương mại có sự sụt giảm đáng được ghi nhận là 9,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và thặng dư thương mại giữa Việt Nam với các nước khác, có thể thấy rằng tình trạng thâm hụt thương mại đang được bù đắp bởi mức thặng dư mà Việt Nam đạt được từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Thực trạng này vẫn có thể tiếp tục diễn ra khi lượng lớn hàng hóa sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập nguyên vật liệu và thiết bị từ Trung Quốc. Có thể đúng khi nhiều người đánh giá rằng “nền kinh tế Việt Nam là cánh tay nối dài của nhiều ngành kinh tế Trung Quốc”.
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam sau chiến tranh thương
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ Năm 2018 Năm 2019 Tổng giá trị (tỷ USD) Tăng/giảm (so với 2017) Tổng giá trị (tỷ USD) Tăng/giảm (so với 2018) Hàng dệt may 13√7 11,6% 1485 84% Điện thoại và các loại linh kiện,
máy vi tính 5,41 46,1% 8,9 64,3% Giày dép 582 13,9% 6,65 14,2% Gỗ và các sản phẩm gỗ 3,90 19,3% 5,33 36,9% Máy móc, thiết bị, phụ tùng 3,41 40,3% 5,06 48,4% a) Xuất khẩu
Biểu đồ 2.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2018 - 2019 (Đơn vị: Tỷ USD)
■ VN xuất sang Trung Quốc BVN xuất sang Mỹ BVN xuất ra thế giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trademap.org
Nhìn tổng thể, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng do căng thẳng
thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2018, 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2019 đạt 304,29 tỷ USD, tăng 24,8% so với năm 2018. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng mạnh trong năm 2019, trong đó có 32 mặt hàng đạt ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng thêm 3 mặt hàng so với năm 2018. Theo báo cáo từ Bộ
Công Thương, thị trường hàng hóa Việt Nam đang tiếp tục khai thác, tìm kiếm và mở
rộng phát triển thêm nhiều thị trường mới, đặc biệt là thị trường các đối tác FTA. Năm 2019, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng đối với các nước có FTA như: Nhật Bản,
Australia, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu. Đặc biệt, Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai đối tác lớn là Mỹ và Trung Quốc.
Đối với thị trường Mỹ, trong hai năm đầu khởi nguồn chiến tranh thương mại, chính quyền Mỹ đã liên tục đưa ra những chính sách thắt chặt thị trường nhập khẩu vào nước này thông qua việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp mức thuế cao đối với một số mặt hàng, mở cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp,... Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam dự đoán hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, theo số liệu được thống kê trong hai năm diễn ra cuộc chiến, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chưa phải chịu ảnh hưởng nào bất lợi trong lĩnh vực này. Năm
2018, tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 14,51%, mức tăng trưởng cao hơn trong
năm 2017. So với Trung quốc, mức tăng trưởng là 15,01% trong năm 2018. Đến