Các hình thức gian lận phổ biến

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 56 - 61)

Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát về các hình thức gian lận phổ biến trên BCTC

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Thực hiện khảo sát về các hình thức gian lận trên BCTC, kết quả thu được tại biểu đồ 2.7 chỉ ra hình thức khai khống doanh thu được coi là hình thức gian lận phổ biến nhất với 43/50 phiếu đồng ý (ứng với tỷ lệ 86%) so với hai hình thức gian lận còn lại là ghi tăng chi phí với 36 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 72%) và khai khống giá vốn 35 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 70%).

Điều đó hoàn toàn phù hợp với tâm lý chung của các doanh nghiệp hiện nay như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các khoản chi phí để làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp là đẹp nhất. Chứng tỏ rằng công ty làm ăn rất tốt với khách hàng, đối tác và các NĐT bên ngoài. Các hình thức gian lận đối với khoản mục doanh thu có thể kế đến như ghi nhận doanh thu không phù hợp với nguyên tắc ghi nhận, ví dụ ghi tăng doanh thu khi chưa hoàn tất chuyển giao phần lớn rủi ro của hàng hóa dịch vụ cho khách hàng và khách hàng chưa chấp nhận thanh toán hoặc chưa xuất hàng cho khách nhưng trên sổ kế toán đã ghi nhận đó là doanh thu bán hàng; Hay ghi nhận doanh thu khi giá bán chưa xác định hoặc lập các công ty con để thực hiện các giao

dịch mua bán, tăng doanh thu nhưng thực chất hàng hóa không hề có sự chuyển giao hàng hóa, dịch vụ nào.

Trên BCĐKT

Đối với các khoản mục trên BCĐKT, theo như kết quả khảo sát về các khoản mục thường dễ xảy ra gian lận trên BCĐKT, kết quả biểu đồ 2.8 cho thấy hai khoản mục là: Phải thu khách hàng và hàng tồn kho có 44/50 phiếu đồng ý (tương ứng tỷ lệ 88%) là hai khoản mục phổ biến thường có các sai phạm xảy ra. Tiếp đến là phải trả người bán với 43/50 phiếu đồng ý, Tài sản cố định 40/50 phiếu (chiếm 80%) và Thuế 39/50 phiếu chiếm 78%.

Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về khoản mục thường dễ xảy ra gian lận trên BCĐKT

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát

Khảo sát về cách thức thực hiện hành vi gian lận với khoản mục tài sản, kết quả thu được tại biểu đồ 2.9 đã chỉ ra rằng khai khống tài sản được thực hiện thông qua các ước tính kế toán là cách thức gian lận thường được cái đối tượng sử dụng nhất với 46/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 92% đồng ý). Các doanh nghiệp thường cố tình bỏ qua hoặc trì hoãn hoặc trính lập vượt mức số cần phải trích lập các khoản nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán hay thậm chí mức khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ so với hướng dẫn/ quy định được ban hành của Bộ Tài chính.

Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về cách thức thực hiện hành vi gian lận với khoản mục tài sản

35

■ Hoàn toàn đồng ỷ ■ Đồng ý ■ Phân vân ■ Không đồng ý ■ Hoàn toàn không đồng ý

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát

Trên BCKQHĐKD

Theo như kết quả khảo sát thu được tại biểu đồ 2.10 cho thấy 47/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 94%) rằng khoản mục giá vốn hàng bán trên BCKQKD là khoản mục dễ có các sai phạm xảy ra nhất. Xếp ở vị trí thứ hai là khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại) với 44/50 phiếu đồng ý (tương ứng tỷ lệ 88% đồng ý). Tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp 40/50 phiếu đồng ý và chi phí bán hàng 35/50 phiếu đồng ý.

Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát về khoản mục dễ xảy ra gian lận trên BCKQHDKD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát

Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về cách thức thực hiện hành vi gian lận đối với khoản mục doanh thu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Để làm đẹp BCTC, thổi phồng giá trị của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư các doanh nghiệp thường hay sử dụng các “chiêu trò” như là khai khống doanh thu hoặc các loại chi phí, để tạo ra một khoản lợi nhuận ảo thu hút sự quan tâm của các NĐT; và được miễn thuế hay giảm số thuế phải nộp theo đúng như nghĩa vụ đối với Nhà nước. Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.11 cho thấy, các KTV đồng ý với cách ghi nhận doanh thu không có thực và sai kỳ là hai hình thức phổ biến nhất với 44/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 88%). Tiếp đến là ghi nhận doanh thu khi chưa hoàn tất chuyển giao hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàng và khách hàng chưa chấp nhận thanh toán với 43/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 86%). Thực hiện giao dịch thông qua các công ty con với 42/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 84%).

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w