Gian lận tại các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 61 - 68)

2.2.8.1. Gian lận tạiDNNN

Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát về gian lận tại các DNNN

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Thực hiện khảo sát về gian lận tại các đơn vị sử dụng nguồn NSNN, kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.12 cho thấy 44/50 KTV đều đồng ý rằng gian lận xảy ra hầu hết có liên quan đến các khoản mục chi phí có thể kể đến như chi phí mua sắm trang thiết bị, chi phí xây dựng cơ bản.Thực tế, những gian lận xảy ra tại DNNN đều nhằm các mục đích như tham ô, chiếm đoạt tài sản công để vào túi của mình. Thêm vào đó, việc khai khống các khoản mục chi phí ví dụ như khai tăng sẽ làm cho lợi nhuận trước và sau thuế của doanh nghiệp bị sụt giảm đáng kể và có thể dẫn tới tình trạng thua lỗ. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thậm chí là miễn nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước.

Các vụ việc gian lận có thể kể đến ngay thời gian gần đây là ở Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội (CDC Hà Nội) với gian lận nâng khống giá bộ xét nghiệm

nhanh PCR gấp 3 lần giá trị ban đầu, vụ khai khống giá trị robot phẫu thuật ở Bệnh Viện Bạch Mai để lừa gạt chiếm đoạt tiền phẫu thuật của bệnh nhân.

Cụ thể vụ việc tại CDC Hà Nội là một vụ việc xảy ra trong thời điểm dịch covid- 19 đang lây lan mạnh mẽ gây hoang mang cho toàn Thế giới trong đó có nước ta. Đó chính là vụ việc gian lận trong việc mua sắm hệ thống xét nghiệm tự động của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội (CDC Hà Nội). Vụ việc gây xôn xao và bức xức cực kỳ to lớn không chỉ đối với các cấp quản lý mà là tất cả người dân Việt Nam thời điểm đó.

Theo như kết quả điều tra ban đầu của các cơ quan điều tra, hệ thống Realtime PCR tự động khi nhập khẩu về Việt Nam chỉ có giá khoảng 2,3 tỷ đồng tại cơ quan Hải quan, nhưng được CDC Hà Nội “nhắm mắt mua” với giá hơn 7 tỷ đồng- nhân ba lần giá trị ban đầu, trong khi đó Quảng Trị chỉ mua với giá 1,45 tỷ đồng. Thật là một con số khiến người ta phải xuýt xoa và bức xúc khi nhắc tới. Trong thời điểm cả nước đang đồng lòng cùng nhau chúng tay đẩy lùi dịch bệnh, lại có những con người không màng đến điều đó, thản nhiên bắt tay với nhau, kiếm tiền trên nỗi lo của cả dân tộc.

Như thông cáo báo chí của người phát ngôn của cơ quan điều tra, việc “thổi giá” xét nghiệp tự động được các doanh nghiệp bắt tay với nhau từ khâu nhập khẩu, tới phân phối qua các trung gian để đẩy giá. Sau cùng, CTCP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành sẽ là bên cuối cùng đưa ra giá đấu thầu cho CDC Hà Nội và được đơn vị “nhắm mắt mua”.

2.2.8.2. Gian lận tại CTCP

Thông qua việc gửi các bảng khảo sát về các hành vi gian lận thường được thực hiện tại CTCP, kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.13 phía trên đã chỉ ra rằng hành vi khai khống doanh thu/ lợi nhuận là cách thức thường được sử dụng nhất với 45/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ tán thành là 90%). Hành vi gian lận thường xảy ra kế tiếp là khai khống chi phí với 43/50 phiếu đồng ý tương ứng với tỷ lệ 86%. Che giấu công nợ với 41/50 phiếu (tương ứng tỷ lệ 82%). Tất cả các hành vi ghi nhận không trung thực doanh thu, chi phí phát sinh, kê khai không đầy đủ công nợ nói trên đều nhằm mục đích tạo ra một khoản lợi nhuận ảo, làm đẹp tình hình tài chính, đánh bóng năng lực của doanh nghiệp. Từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài đầu tư ngày một nhiều hơn vào công ty.

Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát về gian lận tại CTCP

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Những ví dụ điển hình về các gian lận tại các CTCP có thể kể đến như gian lận của Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD)- gian lận trong việc tăng thời gian phân bổ chi phí khấu hao của tài sản cố định hữu hình từ 20 năm lên thành 35 năm để giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty, làm đẹp tình hình tài chính của công ty trước, khách hàng, đối tác. Hay câu chuyện Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) “thất thoát” một số lượng hàng tồn kho có giá trị lên đến gần 980 tỷ đồng được phát hiện bởi công ty kiểm toán Ernst & Young vào kiểm toán năm 2016. Vậy mà trước đó 5 năm liền từ năm 2011 đến năm 2015, Báo cáo kiểm toán của TTF do các KTV của Công Ty TNHH Kiểm Toán DFK Việt Nam ký đều đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần và không có một ý kiến ngoại trừ hay từ chối đưa ra ý kiến nào.

BCTC đã được kiểm toán chính về tính trung thực hợp lý có thể được coi như một gói bảo hiểm cho các nhà đầu tư có thể an tâm về tính khách quan, minh bạch,

trung thực của các con số trên BCTC của đơn vị được kiểm toán. Song, thực tế lại chỉ ra rằng, không phải BCTC sau kiểm toán nào cũng được đảm bảo về chất lượng.

2.2.8.3. Gian lận tại doanh nghiệp tư nhân/Công ty TNHH

Khảo sát về các gian lận thường xảy ra tại donh nghiệp tư nhân/ Công ty TNHH kết quả thu được tại biểu đồ 2.14 cho thấy đối với các doanh nghiệp tư nhân, hành vi gian lận được thực hiện nhiều nhất là khai khống chi phí với 45/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 90%). Sau đó là khai khống doanh thu/ lợi nhuận với 44/50 phiếu (ứng với tỷ lệ 88%), Che giấu công nợ phải trả 41/50 phiếu đồng ý (tương ứng với 82%). Điều này rất đúng với thực tế, khi mà hầu hết các vụ gian lận tại các công ty tư nhân đều là khai khống chi phí để làm giảm lợi nhuận kế toán, từ đó làm giảm nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Các hành vi khai khống chi phí thường là ghi vào chi phí của doanh nghiệp những khoản chi, nhưng lại không có đầy đủ hóa đơn chứng từ như quy định. Ví dụ, ghi tăng chi phí tiếp khách nhưng không có hóa đơn, hoặc có hóa đơn dịch vụ ăn uống nhưng lại không có bảng kê. Hoặc ghi tăng tài sản nhưng không có đầy đủ hóa đơn, phiếu nhập kho.... Hoặc là trường hợp các công ty mua bánh kẹo, quà Trung thu, quà Tết để biếu tặng cán bộ công nhân viên công ty, Chi phí mua hàng được ghi vào chi phí doanh nghiệp nhưng lại không xuất hóa đơn,.. .Tất cả những mánh khóe nêu trên đều nhằm làm tăng các khoản chi phí trong kỳ của công ty, làm cho lợi nhuận sụt giảm và số thuế phải nộp cho NSNN cũng giảm theo.

Khai khống doanh thu/ lợi nhuận, che giấu công nợ với số phiếu tán thành lần lượt là 44/50 và 41/50 phiếu tán thành. Thực tế chứng minh, kết quả khảo sát hoàn toàn hợp lý, bởi vì các doanh nghiệp nói chung thường có xu hướng khai tăng lợi nhuận và giấu đi các khoản nợ phải trả nhà cung cấp để chứng tỏ họ đang kinh doanh rất tốt, tình hình tài chính của công ty rất mạnh, không có nợ xấu,. nhằm thu hút các NĐT đầu tư vào công ty.

Năm ngoái, tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Bản án 437/2020/HS-PT, ngày 07/09/2020 về tội trốn thuế của Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dịch vụ Vận tải DTĐ đã có hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN với tổng số là 18 hóa đơn, với tổng giá trị ghi nhận của cơ quan điều tra là 18.371.262.635 đồng, nội dung hóa đơn là chi phí vận chuyển. Theo Cơ quan Thuế TP. HCM số thuế mà công ty này trốn là 5.489.783.673

đồng, cụ thể số tiền trốn thuế giá trị gia tăng là 1.815.510.946 đồng, thuế TNDN: 3.674.272.727 đồng.

Biểu đồ 2.14. Kết quả khảo sát về gian lận tại doanh nghiệp tư nhân/ Công ty TNHH

40

■ Hoàn toàn đồng ý ■ Đồng ý ■ Phân vân ■ Kliong đồng ý ■ Hoàn toàn không đồng ý

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát

2.2.8.4. Gian lận tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Các dự án FDI không chỉ góp phần tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn quan trọng đối với nền kinh tế mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bên cạnh những đóng góp tích cực như trên mà các doanh nghiệp FDI đem lại cho nước ta, có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp này sử dụng thủ đoạn tinh vi và khó phát hiện nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Với những đặc điểm riêng về

nguồn phát sinh thu nhập và nơi cư trú cũng như cũng như những ưu đãi mà nước sở tại giành cho, thì việc các doanh nghiệp FDI lợi dụng khe hở pháp luật để chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu cho ngân sách nhà nước sở tại là điều không thể tránh khỏi. Các ví dụ điển hình có thể kể đến đó là vụ việc hồi cuối tháng 12/2019, Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam bị truy thu số tiền thuế và phạt chậm nộp lên tới 821,4 tỷ đồng; hay trước đó là Honda Việt Nam năm 2015 là 182 tỷ đồng. Bằng việc lợi dụng các chình sách ưu đãi của Nhà nước ta cho các doanh nghiệp FDI, các công ty này thực hiện các thủ thuật chuyển giá thông qua việc nâng giá nguyên liệu đầu vào với sự biện minh là “bảo mật công thức”, “nguyên liệu chỉ có ở công ty mẹ ở nước ngoài” hoặc bán với mức giá thấp hơn cho các công ty trong cùng Tập đoàn để luôn trong tình trạng hoạt động thua lỗ và không phải nộp thuế cho nước sở tại.

Kết quả khảo sát các KTV về gian lận tại các doanh nghiệp FDI tại biểu đồ 2.15 bên dưới cũng cho thấy kết quả rằng hành vi khai khống doanh thu hoặc chi phí là hành vi thường xảy ra nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 44/50 phiếu (tương ứng với tỷ lệ 88%) đồng ý. Kế tiếp là gian lận về việc ghi nhận doanh hoặc chi phí sai kỳ với 25/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 50%).

Biểu đồ 2.15. Kết quả khảo sát về gian lận tại doanh nghiệp FDI

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Theo thống kê của Tổng cục Thuế, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, có nhiều doanh nghiệp lỗ trường kỳ từ 10-15 năm, thậm chí có các doanh nghiệp lỗ đến 20 năm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới gần 60% các doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm (60% trên tổng số 3500 doanh nghiệp); Tại tỉnh Lâm Đồng với 104/111 doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ liên tục (chiếm 94%); Hay tại tỉnh Bình Dương- nơi hội tụ của các doanh nghiệp FDI, cũng có đến 50% các doanh nghiệp FDI thông báo lỗ trong khoảng thời gian từ 2006- 2017. Mặc dù lỗ liên tiếp trong thời gian dài như vậy, nhưng hầu hết các công ty này đều liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w