Tính cấp thiết nâng cao trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận,

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 79 - 80)

nhầm lẫn

Trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với các tổ chức kinh tế lớn trên Thế giới như hiện nay. Nhu cầu về thông tin tài chính, kế toán trung thực hợp lý lại càng tăng cao. Để đạt được sự thỏa mãn nhu về cầu thông tin của các NĐT thì vai trò và trách nhiệm của KTV độc lập lại càng được chú ý một cách đặc biệt hơn. Bởi lẽ, KTV chính là người thực hiện việc soát xét BCTC để đưa ra kết luận về sự trung thực, hợp lý của các BCTC sau kiểm toán của các doanh nghiệp.

Sau hàng loạt vụ bê bối của các công ty và đồng phạm là kiểm toán trên Thế Giới có thể kể đến vụ Enron và đại gia hãng kiểm toán Arthur Andersen hay tại Việt Nam với vụ gian lận lên đến gần 1000 tỷ đồng tại Gỗ Trường Thành và Công ty kiểm toán DFK, của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết và Kiểm toán A&C,.. Những vụ việc này như một hồi chuông cảnh tỉnh các KTV và DNKT trước những phương thức gian lận ngày một tinh vi, cũng như những hậu quả khôn lường có thể ập đến với chính họ nếu như để các “con cá gian lận” như này lọt lưới.

Bên cạnh đó, Tại khoản 11 và 12, Điều 29, Chương III, Luật kiểm toán độc lập cũng quy định rõ DNKT phải:

11. “Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.”

12. “Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về BCTC và cơ sở lập BCTC là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên BCTC đã kiểm toán.”

Tại khoản 4, Điều 29, Luật kiểm toán độc lập (2011) cũng quy định: “DNKT cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, hình phạt, mức phạt, bồi thường thiệt hại cụ thể lại chưa được đề cập đến ở đây.

Không những đứng trước nguy cơ dính vào kiện tụng, bồi thường, xử phạt,... Các DNKT có thể đứng trước vực sâu nhất đó chính là bị khách hàng tảy chay và nguy cơ phá sản. Vậy nên, để ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất có thể phát sinh, KTV và các DNKT cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và có các biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, đẩy lùi các nguy cơ như trên.

3.3. Giải pháp nâng cao trách nhiệm KTV đối với gian lận và nhầm lẫn khi kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w