Các quy định về trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận,

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 68 - 74)

2.3.1. Các quy định về trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận,nhầm lẫn khi kiểm toán BCTC hiện nay nhầm lẫn khi kiểm toán BCTC hiện nay

Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của KTV và DNKT khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, được Bộ Tài chính ban hành năm 2012, có quy định về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp mà KTV phải tuân thủ khi tiến hành dịch vụ kiểm toán đó là:

- Tính độc lập - nguyên tắc hành nghề quan trọng nhất của KTV: Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình; KTV phải độc lập về kinh tế, chuyên môn, nhân thân; Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì KTV phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này, nếu không loại bỏ được thì KTV phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.

- Tính chính trực: KTV phải thẳng thắn, trung thực, tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức.

- Khách quan: KTV phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thiên vị, không để bị tác động bởi các nhân tố khác nhau tới xét đoán chuyên môn. - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: KTV phải đảm bảo trình độ năng lực

phù hợp với yêu cầu của công việc kiểm toán; thường xuyên cập nhật kiến thức để có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng với chất lượng tốt nhất có thể đồng thời luôn thận trọng khi đưa ra các quyết định trong quá trình thực hiện công việc của mình.

- Tính bảo mật: KTV có trách nhiệm giữ kín các thông tin có được trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị khách hàng, không được phép tiết lộ bất cứ một thông tin nào với bên thứ ba khi chưa được phép khách hàng trừ trường hợp:

+ Theo quy định của pháp luật

+ Được sự đồng ý từ phía đơn vị được kiểm toán.

+ Thực hiện trách nhiệm của KTV và DNKT (nếu như pháp luật không cấm việc tiết lộ những thông tin đó): Khi thực hiện việc kiểm soát chất lượng kiểm

toán từ phía cơ quan quản lý nhà nước; trong quá trình điều tra của cơ quan quản lý nhà nước; trong quá trình tranh tụng tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của KTV và DNKT.

- Tư cách nghề nghiệp: KTV cần phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.

- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận), chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác hiện hành.

- KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp: KTV phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu.

- Bên cạnh những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp phía trên, các cuộc kiểm toán cũng cần được KTV thực hiện dựa theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ tài Chính ban hành để đảm bảo BCTC đã được kiểm toán là trung thực hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, được lập và trình bày đúng theo quy định của pháp luật.

Biểu đồ 2.16. Kết quả khảo sát về trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận, nhầm lẫn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Theo như biểu đồ 2.16 kết quả khảo sát về trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận, nhầm lẫn cho thấy 35/50 KTV đồng ý rằng, trách nhiệm của KTV là phát hiện và sửa chữa các gian lận, nhầm lẫn có sai sót trọng yếu chứ không phải toàn bộ các gian lận tại đon vị. Bởi lẽ “rủi ro về việc KTV không phát hiện hết sai sót trọng yếu xuất phát từ hành vi gian lận của BGĐ là cao hon so với việc phát hiện sai sót do gian lận của nhân viên, bởi vì BGĐ thường xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp thao túng việc ghi sổ kế toán, trình bày các thông tin tài chính gian lận hoặc khống chế các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tưong tự của các nhân viên khác”, theo đoạn số 07, Chuẩn mực VSA 240.

Bên cạnh đó, trong chuẩn mực VSA 240 đoạn 07 cũng nêu rõ: “Trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đon vị phát hiện, xử lý và

ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng KTV và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán”. Kết quả khảo sát đối với 50 KTV về trách nhiệm khi không thể phát hiện hết các rủi ro trên BCTC của khách hàng cho thấy KTV và DNKT không phải chịu trách nhiệm vì đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, những rủi ro đó là những hạn chế vốn có không thể tránh khỏi được, với 40/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 80%).

Biểu đồ 2.17. Kết quả khảo sát về trách nhiệm của KTV đối với Báo cáo kiểm toán vẫn chứa đụng sai sót do gian lận, nhầm lẫn gây ra

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát “Công việc kiểm toán thường chịu rủi ro không thể phát hiện hết các sai phạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và tiến hành đúng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.”- đoạn 05 chuẩn mực VSA 240 đã nêu ra những hạn chế của các cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, Chuẩn mực VSA 240 cũng chỉ ra rủi ro không phát hiện do gian lận là lớn hon rất nhiều so với rủi ro không phát hiện do sai sót và. Bởi vì, gian lận thường được thực hiện thông qua các mánh khóe hết sức tinh vi, kín kẽ nhằm che giấu hành vi gian lận như: làm giả hồ so, cố ý bỏ quên các hóa đon, chứng từ, cung cấp thông tin sai lệch cho KTV khi được hỏi. Vì thế, chuẩn mực khuyến nghị các KTV phải chú ý duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán để có thể phát hiện kịp thời các gian lận và sửa chữa để không làm ảnh hưởng đến BCTC sau kiểm toán.

Trước những rủi ro do gian lận, chuẩn mực VSA 240 đã đưa ra những hướng dẫn, giải pháp để giúp KTV phát hiện và xử lý các sai sót do gian lận khi tiến hành một cuộc kiểm toán, đó là:

Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro phải được KTV và DNKT thực hiện xuyên

suốt từ quá trình lập kế hoạch kiểm toán, khi tiến hành kiểm toán và kết thúc cuộc kiểm toán để có thể đánh giá được nguy co gian lận và sai sót ảnh hưởng đến BCTC.

Phát hiện rủi ro: KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp đưa ra kết

luận BCTC xét trên khía cạnh trọng yếu không còn chứa đựng các rủi ro do gian lận, nhầm lẫn gây ra; hoặc nếu có gian lận thì đã được phát hiện, sữa chữa và trình bày trên BCTC. Đồng thời KTV phải chỉ ra được ảnh hưởng của các gian lận, nhầm lẫn đến BCTC.

Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán: Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng

của gian lận cũng như đối tượng thực hiện các hành vi gian lận đó, KTV cần thông báo ngay cho cấp quản lý phù hợp. Ví dụ như Ban Giám đốc, hoặc nếu nghi ngờ BGĐ không liêm chính, KTV có thể thông báo trực tiếp tới thành viên Hội đồng Quản trị. Trong trường hợp KTV có nghi ngờ về tính trung thực của hội đồng quản trị thì có thể cân nhắc và thông báo cho các co quan nếu mức độ sai phạm là trọng yếu.

KTV và DNKT rút khỏi hợp đồng kiểm toán: “KTV và công ty kiểm toán được

phép chấm dứt hợp đồng kiểm toán khi:

+ Đon vị được kiểm toán không thực hiện biện pháp phù hợp để xử lý gian lận mà KTV cho là cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể, kể cả khi các gian lận này không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC;

+ Khi KTV nhận thấy các rủi ro do gian lận mang tính trọng yếu và lan tỏa;

+ Hoặc KTV lo ngại về tính trung thực, khách quan của BGĐ hoặc Ban quản trị.”, theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, 2011.

* Tồn tại về các quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam- VSA, có tốc độ ban hành chậm so với các quốc gia khác trên Thế giới. Song, các chuẩn mực này lại không được cập nhật, đổi mới thường xuyên, nên không theo kịp với xu hướng phát triển của Thế giới, nhiều quy định tới nay đã không còn phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, trong tình hình gian lận ngày càng xảy ra nhiều cùng với mức độ tinh vi và giảo hoạt, nhưng các bộ Luật, các chuẩn mực hay quy định hiện nay của nước ta lại chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của KTV đối với việc BCTC sau kiểm toán vẫn còn chứa đựng các sai sót trọng yếu do gian lận gây ra và các mức phạt cụ thể. Dan đến hậu quả là KTV vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc phát hiện gian lận có sai sót trọng yếu trong khi kiểm toán BCTC của đơn vị khách hàng, và BCTC sau kiểm toán chưa thực sự trung thực hợp lý như công bố.

Thứ ba, các Luật, chuẩn mực, quy định chưa đề cập đến việc áp dụng các mức phạt và hình phạt cụ thể đối với KTV và DNKT nếu họ không hoàn thành được đúng nghĩa vụ, trách nhiệm nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w