Về phía các Cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 83 - 89)

3.3.2.1. Bộ Tài Chính- Cơ quan ban hành các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Nghề kiểm toán là hình thành và phát triển ở Việt Nam tính đến nay đã được 30 năm và đã có được không ít những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Không chỉ góp phần giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành đầu tư, giúp cho chủ doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tuân thủ theo quy định của pháp luật hay không mà còn giúp cho nền kinh tế giảm thiểu những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận, nhầm lẫn gây ra.

Các ưu điểm của các chuẩn mực liên quan đến trách nhiệm của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian lận, nhầm lẫn có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, Bộ Tài Chính đã ban hành tương đối đầy đủ các chuẩn mực quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV trong VSA 200 và VSA 240,.. .Những chuẩn mực này có thể coi là kim chỉ nam định hướng cho KTV bám vào và thực hiện công việc của mình.

Thứ hai, có thể thấy rằng các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam đã được xây dựng dựa trên cơ sở là các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Điều này đã xóa bỏ tương đối những rào cản về sự khác biệt giữa chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực Quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho KTV cập nhật kiến thức chuyên môn, rút ngắn khoảng cách với các KTV quốc tế.

Thứ ba, chuẩn mực VSA số 200 đã xác lập mục tiêu tổng thể của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng “BCTC xét trên phương diện tổng thể không còn các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra, đồng thời BCTC cũng được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Bên cạnh đó, việc kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị khách hàng nhìn thấy những sai sót, tồn tại, hạn chế. Từ đó lên các phương án điều chỉnh nhằm mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng BCTC của đơn vị mình.

Thứ tư, các chuẩn mực VSA 240, VSA 315 đã đưa cho KTV những định nghĩa về gian lận, phân loại rủi ro sai sót do gian lận, nhầm lẫn, các hướng dẫn chi tiết để phát hiện các gian lận, thủ tục phát hiện và cách thức xử lý khi có các gian lận xảy ra

có thể kể đến như: thông báo, trao đổi với cấp quản lý của đơn vị được kiểm toán như

BGĐ, Hội đồng quản trị; trao đổi với cố vấn pháp lý để đưa ra giải pháp phù hợp; và giải pháp trong trường hợp xấu nhất là rút lui khỏi hợp đồng kiểm toán.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các chuẩn mục cần bổ sung thêm một số vấn đề như sau:

* Về đánh giá rủi ro có gian lận

Trong VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, cần bổ sung các vấn đề sau đây:

Đầu tiên là nhấn mạnh về việc đánh giá rủi ro xuyên suốt cuộc kiểm toán: Các

rủi ro trọng yếu liên quan đến gian lận cần được đánh giá đúng mực. Trong suốt quá trình từ khi lên kế hoạch thực hiện cuộc kiếm toán, đến quá trình tiến hành việc soát xét BCTC và đến khi kết thúc quá trình kiểm toán, lên báo cáo kiểm toán, các KTV cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuẩn mực và sử dụng các biện pháp làm giảm rủi ro kiểm toán dưới mức trọng yếu, để không làm ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của BCTC sau khi kiểm toán xong. Việc đánh giá rủi ro xuyên suốt trong quá trình kiểm toán giúp cho khả năng phát hiện ra các sai phạm tăng lên. Từ đó làm giảm nguy cơ BCTC còn chứa đựng những sai sót mà KTV không phát hiện ra.

Thứ hai là mức độ rủi ro: KTV cần xem xét rủi ro BCTC có chứa các sai sót do

gian lận ở hai cấp độ là tổng thể và chi tiết. Nếu ở cấp độ tổng thể, KTV cần quan tâm đến các đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của công ty, các thiết kế nhằm ngăn ngừa, đối phó với gian lận xảy ra và việc ghi chép, lên báo cáo có tuân thủ theo quy định hay không? Thì khi xem xét chi tiết, KTV sẽ xem xét tới từng loại nghiệp vụ phát sinh, theo từng số dư tài khoản. Như vậy sẽ làm tăng khả năng phát hiện ra các sai phạm và làm giảm nguy cơ BCTC sau kiểm toán còn chứa đựng các thông tin chưa chính xác.

* Về việc phân định trách nhiệm trên BCTC.

Chuẩn mực VSA 200 hiện nay chỉ đề cập và phân định trách nhiệm của KTV và BGĐ đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, sau các vụ gian lận lịch sử dẫn tới sự phá sản của các công ty hàng đầu trên Thế giới, với sự tham gia của các thành viên của HĐQT xảy

ra, chuẩn mực quốc tế đã có sự thay đổi trong việc phân định trách nhiệm, đó là cả thành viên BGĐ và Hội đồng quản trị đều phải chịu trách nhiệm đối với sai sót do gian lận trên BCTC. Vì thế, chuẩn mực VSA 200 cũng nên được cập nhật, sửa đổi sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế:

về việc phân định trách nhiệm đối với BCTC: Nhấn mạnh rằng KTV chịu trách

nhiệm đảm bảo rằng BCTC sau khi kiểm toán xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu do gian lận và nhầm lẫn gây ra; Trong khi việc lập và trình bày BCTC do BGĐ chỉ đạo thực hiện và có sự giám sát của Hội đồng quản trị. Việc KTV kiểm toán BCTC sẽ không làm giảm trách nhiệm đối với các sai sót do gian lận xảy ra từ việc lập và trình bày BCTC của BGĐ và HĐQT.

Trách nhiệm của BGĐ đối với BCTC gồm: BGĐ chịu trách nhiệm trong việc

thiết lập, thực hiện và duy trì hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo rằng BCTC được lập ra tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật và không chứa đựng các sai sót trọng yếu. Đồng thời, BGĐ là người lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp xuyên suốt kỳ kế toán, ghi nhận các ước tính kế toán hợp lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đã ban hành. Ngoài ra, cần cung cấp cho KTV nói riêng và đoàn kiểm toán nói chung thứ nhất là toàn bộ các tài liệu, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, khế ước nhận nợ, sổ sách của đơn vị,...mà BGĐ và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày BCTC; thứ hai là các tài liệu, thông tin bổ sung mà KTV yêu cầu cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán; thứ ba là quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà KTV xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.

* Về trách nhiệm của KTV

Để có được kết quả kiểm toán đáp ứng được mong mỏi của các NĐT, hay toàn bộ các đối tượng sử dụng kết quả BCTC, ngoài việc học hỏi không ngừng nghỉ để tự nâng cao năng lực chuyên môn cùng đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ theo sự hướng dẫn của chuẩn mực khi tiến hành kiểm toán KTV còn cần phải xem xét các vấn đề sau đây.

Quá trình thảo luận của đoàn kiểm toán sẽ giúp cho tất cả các thành viên có được một cái nhìn tổng quát nhất về tình hình của khách hàng. Tuy nhiên, từ trước đến nay việc đánh giá rủi ro có gian lận thường do KTV phụ trách trao đổi với các cấp quản lý

của DNKT chứ chưa có sự trao đổi của các thành viên trong đoàn kiểm toán với nhau. Hậu quả là rất nhiều những rủi ro đã xảy ra nhưng KTV không phát hiện được, và BCTC sau kiểm toán chưa thực sự đảm bảo chất lượng như quy định. Vì thế, để đảm bảo chất lượng của BCTC, chuẩn mực VAS 240 nên bổ sung thêm yêu cầu:

Cần thảo luận với các thành viên trong nhóm kiểm toán để phát hiện các rủi ro gian lận: Không chỉ trưởng đoàn mà tất cả các thành viên nhóm kiểm toán trước khi

tham gia vào cuộc kiểm toán phải nắm rõ các thông tin về khách hàng ví dụ như: môi trường kiểm soát, rủi ro tiềm tàng, ngành nghề đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh ngành, các hệ số tài chính,... để có thể cùng các thành viên khác thảo luận, phân tích được những khoản mục nào có thể chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận, nhầm lẫn.

Những nội dung cần thảo luận có thể là:

- Trao đổi giữa Trưởng nhóm kiểm toán và các thành viên trong nhóm kiểm toán về các khoản mục, nghiệp vụ kế toán mà họ nghi ngờ rằng có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu do gian lận; cách thức BGĐ hoặc nhân viên đơn vị được kiểm toán thực hiện và che giấu hành vi gian lận BCTC hoặc thậm chí là biển thủ tài sản, tham ô công quỹ.

- Xem xét các trường hợp nghi ngờ BGĐ có dấu hiệu tác động, thay đổi số liệu trên BCTC.

- Xem xét các yếu tố về hệ thống kiểm soát, môi trường làm việc, các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty khách hàng có thể gây áp lực cho BGĐ hoặc nhân viên để họ thực hiện các hành vi gian lận; các yếu tố về thời cơ, cơ hội để gian lận xảy ra.

- Xem xét sự giám sát của BGĐ có thực sự khách quan, liêm chính hay không? Có trường hợp BGĐ và nhân viên bắt tay với nhau để thực hiện gian lận, chiếm đoạt tài sản của công ty hay không?

- Chú ý tới những hành động bất thường của BGĐ hoặc nhân sự của đơn vị khách hàng tới KTV nói riêng và đoàn kiểm toán nói chung.

- Nhấn mạnh việc duy trì tính khách quan, luôn giữ thái độ nghi ngờ đối với tất cả các thông tin trước nguy cơ BCTC chứa đựng các sai sót trọng yếu do gian lận gây ra.

- Khảo sát và thiết lập các thủ tục kiểm soát hữu hiệu để ngăn ngừa các rủi ro có sai sót trọng yếu có khả năng xảy ra.

- Chú ý xem xét về khả năng BGĐ thao túng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.

Thông báo với BGĐ, Hội đồng quản trị (nếu cần): Trong quá trình thực hiện

kiểm toán, nếu KTV phát hiện các dấu hiệu của gian lận, kể cả trường hợp gian lận không có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả BCTC, phải ngay lập tức trao đổi với BGĐ hoặc các cấp quản lý cao hon cấp có gian lận xảy ra.

- Nếu gian lận xảy ra có liên quan đến các thành viên của BGĐ hoặc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC, thì KTV phải tìm cách để trao đổi với HĐQT để tìm ra hướng giải quyết.

- Việc trao đổi có thể thông qua hai hình thức là: gặp mặt trực tiếp hoặc thực hiện bằng văn bản. Trong trường hợp nhận thấy các thành viên HĐQT có bất thường, KTV có thể trao đổi với các cố vấn, chuyên gia để có những hướng xử lý phù hợp. Ví dụ như thông báo cho các co quan chức năng có thẩm quyền để họ có hướng xử lý thích hợp.

Lưu trữ các thông tin, bằng chứng kiểm toán: Cần bổ sung thêm các quy định về

việc lưu trữ các thông tin, chứng từ, tài liệu của từng cuộc kiểm toán. Việc lưu trữ thứ nhất là có căn cứ để KTV lập báo cáo kiểm toán sau khi kết thúc quá trình thu thập chứng cứ tại đon vị khách hàng; thứ hai có thể phục vụ cho công tác đánh giá sau khi kết thúc hoạt động kiểm toán tại chính các Công ty Kiểm toán; thứ ba, có thể là các bằng chứng cung cấp cho nhu cầu đào tạo, tham khảo cho lần kiểm toán sau hay chính các cuộc kiểm toán cùng thời điểm của các KTV trong DNKT nếu cùng lĩnh vực hoạt động; hoặc cũng có thể làm chứng cứ cung cấp cho các co quan Nhà nước như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ,... khi được yêu cầu.

Các thông tin, tài liệu cần lưu trữ có thể kể đến như các thông tin về hiểu biết của KTV về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, tính liêm chính trung thực của BGĐ, Ban Quản trị đon vị được kiểm toán; các quyết định quan trọng của KTV về các gian lận: nghi ngờ về sai sót trọng yếu, gian lận; cách phát hiện, thủ thuật áp dụng, cách thức xử lý, đánh giá của KTV về mức độ ảnh hưởng của sai phạm. Các đánh giá của KTV về các khoản mục chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC.

Bên cạnh những nội dung về đánh giá sai sót, tài liệu lưu trữ cũng nên có những nội dung như: phản ứng của KTV hoặc các thành viên đoàn kiểm toán khi phát hiện gian lận; Áp lực về thời gian, chi phí,...; các trao đổi với BGĐ và phản ứng, cách xử lý của họ.

3.3.2.2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

- Tăng cường các quy định xử phạt đối với các công ty công bố BCTC không chính xác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích cũng như tâm lý của các NĐT trên thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi của các NĐT đặc biệt là các NĐT cá nhân nhỏ lẻ. Các biện pháp có thể là phạt tiền với giá trị lớn; cảnh cáo không cho niêm yết chứng khoán trên Sàn giao dịch chứng khoán.

- Thành lập một cơ quan kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng BCTC, hoạt động kiểm toán BCTC của các KTV và DNKT.

3.3.2.3. HộiKTVhành nghề Việt Nam (VACPA)

Ngoài việc giám sát hoạt động cũng như chất lượng của dịch vụ kiểm toán của các KTV cũng như các DNKT, Hội KTV cũng cần có những giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn cho hội viên của mình, ví dụ như:

- Lên kế hoạch, xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về cách thức phát hiện gian lận, thủ tục áp dụng, và cách xử lý cho các hội viên.

- Kết hợp với các DNKT, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới như thông tư, nghị định, hướng dẫn bổ sung của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các luật thuế đến các hội viên.

- Định kỳ có thể tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc của các KTV trong ngành với nhau. Giúp các KTV có cơ hội mở mang kiến thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, để áp dụng vào các cuộc kiểm toán, giảm thiểu các rủi ro BCTC còn chứa đựng sai sót sau khi kiểm toán.

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w