Thực trạng về quy định và trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 74 - 78)

gian lân và nhầm lẫn khi kiểm toán BCTC tại các DNKT

Biểu đồ 2.18. Kết quả khảo sát về trách nhiệm của KTV và DNKT trong việc phát

hiện các gian lân, nhầm lẫn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo sát Theo như kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát về thực trạng trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện các gian lận, nhầm lẫn khi kiểm toán BCTC của khách hàng tại biểu đồ 2.17 bên trên đã cho thấy, việc xác định các rủi ro có tồn tại gian lận trước tiên là trách nhiệm của các chủ nhiệm kiểm toán với 45/50 phiếu tán thành (45/50 phiếu, tương ứng với tỷ lệ 90%). Sau đó đến các KTV phụ trách cuộc kiểm toán (Trưởng nhóm kiểm toán) với 42/50 phiếu đồng ý (tương ứng với tỷ lệ 82% tán thành). Cuối cùng là các thành viên nhóm kiểm toán với 20/50 phiếu đồng ý (20/50 phiếu, tương ứng với tỷ lệ 40%).

Gian lận đã, đang và sẽ là những thử thách rất lớn đối với các KTV khi kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp bởi mức độ tinh vi, giảo hoạt của những con người phía sau chúng. Vì lẽ đó, chúng ta cần những KTV có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức

sâu rộng về các vấn đề liên quan để có thể phát hiện, có hướng xử lý và giảm thiểu ảnh hưởng của gian lận đến BCTC xuống mức tối đa có thể chấp nhận được.

Nâng cao trách nhiệm của KTV ngoài sự phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân các KTV thì vai trò của các DNKT cũng rất quan trọng. Thế nhưng thực tế cho thấy, các DNKT dường như chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, ví dụ như:

Thứ nhất, các thử nghiệm mà các công ty kiểm toán thực hiện đều là nhằm tìm kiếm các sai sót chứ chưa có các thử nghiệm để tìm ra các gian lận. Ví dụ như bước đầu tiên khi tiến hành kiểm toán, bước tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là thủ tục được chuẩn mực đề cập giúp KTV có thể phát hiện gian lận nhưng hầu như đều bị bỏ qua. Hay việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán là một thủ tục hữu hiệu để đánh giá về khả năng hoạt động của hệ thống kiểm soát, giúp KTV đưa ra các xét đoán chuyên môn về rủi ro có gian lận, nhưng lại không được chú trọng thực hiện.

Thứ hai, việc kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được các cấp quản lý của các DNKT kiểm soát chặt chẽ. Dan đến việc KTV áp dụng các thủ tục, chuẩn mực kiểm toán khi kiểm toán BCTC của đơn vị khách hàng còn nhiều bỡ ngỡ, không tuân thủ đúng hướng dẫn được Bộ Tài Chính ban hành.

Thứ ba, chưa thực sự chú trọng đầu tư phát triển đúng mức để có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại các công ty kiểm toán lớn như Big 4, đội ngũ nhân viên của họ có một không gian làm việc sáng tạo, năng động và cực kỳ “professional”, được tiếp cận với các chuẩn mức quốc tế, các chương trình đào tạo chuyên sâu quốc tế như: ACCA, ICAEW, CPA Australia,.. .Nhưng tại các công ty kiểm toán Việt Nam, thì mặt này còn chưa được quan tâm nhiều. Dan đến trình độ năng lực chuyên môn của các KTV ở các DNKT có sự chênh lệch rất lớn.

Từ những hạn chế trên, để góp phần cải thiện và nâng tầm chất lượng dịch vụ kiểm toán cùng ý thức trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện và xử lý các rủi ro do gian lận gây ra cần có sự quan tâm sát sao hơn từ phía ban lãnh đạo của DNKT cùng các cấp quản lý của Nhà nước nhằm tạo một môi trường luật pháp vững vàng, rõ ràng và minh bạch để giúp các KTV có thể phát hiện các gian lận, đảm bảo BCTC là trung thực hợp lý sau khi đã được kiểm toán.

Thực tế cho thấy, một cuộc kiểm toán luôn luôn bị giới hạn bởi rất nhiều các nhân tố khác nhau như thời gian, nhân lực, chi phí,.. .khiến cho việc thực hiện đầy đủ các thủ tục trong quá trình kiểm toán bị hạn chế rất nhiều.

Trường hợp KTV kiểm tra và xác định rằng trên BCTC của đơn vị có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng lan tỏa đến BCTC, KTV đã có sự trao đổi cũng như đưa ra các đề nghị khắc phục với phía khách hàng nhưng doanh nghiệp vẫn không sửa đổi những sai sót đó thì khi đó KTV có thể đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần.

Trong trường hợp KTV không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng để đưa ra ý kiến kiểm toán do thiếu thông tin, giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc KTV không thể thuyết phục được đơn vị được kiểm toán sửa đổi BCTC chứa đựng gian lận sai sót, đơn vị vẫn tiến hành công bố BCTC chưa được điều chỉnh thì lúc này KTV sẽ từ chối đưa ra ý kiến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua phân tích kết quả khảo sát thu được, có thể thấy tình trạng gian lận hiện nay là “một vấn đề nhức nhối” với những thủ thuật ngày càng tinh vi hon nhưng chung quy vẫn là cùng một mục đích là nhằm làm đẹp BCTC, đánh bóng khả năng tài chính của đon vị mình, và trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Song các chuẩn mực lại chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm của KTV đối với việc không phát hiện được các gian lận, ảnh hưởng làm kết quả kiểm toán bị sai lệch; hình phạt, mức phạt nếu BCTC sau kiểm toán vẫn còn các sai sót trọng yếu. Từ những hạn chế trên, chưong 3 sẽ nêu ra các phưong hướng, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của KTV để đảm bảo BCTC sau khi kiểm toán được đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, góp phần giảm thiểu các gian lận, làm sạch môi trường kinh doanh.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w