Giải pháp đối với DNKT

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 80 - 83)

3.3.1.1. Tăng cường kiểm soát chất lượng bên trong công ty kiểm toán

Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan, trung thực và độ tin cậy vào các kết luận, đánh giá và nhận xét của KTV, đồng thời thỏa mãn về các kiến nghị, giải pháp do KTV đưa ra, với chi phí hoạt động kiểm toán hợp lý.

Hoạt động kiểm soát chất lượng bao gồm:

- Kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán: Vận dụng các thủ tục kiểm tra, đánh giá chất lượng của các hợp đồng kiểm toán đã thực hiện so với kết quả đạt được.

- Giám sát hoạt động kiểm toán: Các thành viên bộ phận quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá về mức độ tuân thủ các chuẩn mực, quy định khi tiến hành hoạt động kiểm toán của các KTV, DNKT của mình.

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là một trong những yêu cầu bắt buộc trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán của KTV và DNKT. Tăng cường các hoạt động kiểm soát thường xuyên, liên tục sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của KTV cùng doanh nghiệp kiểm toán trong việc đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các BCTC.

3.3.1.2. Tăng cường các thủ tục phát hiện gian lận

Nhằm mục đích đảm bảo BCTC sau khi kiểm toán đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng cái sót trọng yếu, DNKT cần cập nhật các hướng dẫn về phương pháp nhận diện và phát hiện gian lận vào các lớp tập huấn định kỳ cho nhân sự của mình. Nhấn mạnh về việc duy trì liên tục các biện pháp để phát hiện gian lận trong suốt quá trình kiểm toán, từ khi lập kế hoạch đến khi kết thúc cuộc kiểm toán, phát hành BCTC. Cụ thể như sau:

Tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Đề nghị KTV phụ trách cuộc kiểm toán

nói riêng và các thành viên trong đoàn kiểm toán phải tìm hiểu các thông tin về đơn vị khách hàng: Ngành nghề kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, các áp lực từ bên ngoài, các điều kiện bất lợi của tình hình kinh tế- chính trị- xã hội, các tỷ số tài chính,... Từ đó sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro thích hợp để nhận diện các gian lận có thể xảy ra

Giai đoạn thực hiện: Bên cạnh việc áp dụng các thủ tục phân tích và kiểm tra chi

tiết số dư tài khoản, KTV và DNKT cần thiết kế các thủ tục kiểm toán để tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố có chứa đựng rủi ro có gian lận như: các áp lực về tài chính của khách hàng, sự thay đổi trong phương pháp tính giá thành, giá xuất kho, các chế độ đãi ngộ, khen thưởng hay các ước tính kế toán. Song bên cạnh đó, DNKT cũng nên thiết kế một bộ câu hỏi, nội dung có thể bao gồm các khoản mục, phần hành dễ có gian lận xảy ra, các “mánh khóe” thường được sử dụng để thực hiện, các biện pháp để phát hiện. Sau đó gửi cho các KTV như một bài kiểm tra định kỳ cũng là một phương pháp

hữu hiệu để nhắc nhở nâng cao sự cảnh giác trước những nguy cơ gian lận có thể xảy ra

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV

Thân Nhân Trung từng nói “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. Thật vậy, đầu tư cho nhân lực chính là yếu tố cốt lõi quyết định sự phát triển của kinh tế- xã hội nói chung và là nhân tố then chốt quyết định thành công của ngành kiểm toán nói riêng. Có thể nói rằng đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn chính là hai chìa khóa quan trọng để đánh giá chất lượng của đội ngũ KTV.

Tại các công ty kiểm toán quốc tế như như Big 4, Grant Thornton, Mazars,.. .hầu hết các KTV, trợ lý KTV đều được Ban Giám đốc DNKT chú trọng đầu tư để tham gia vào các chương trình đào tạo quốc tế về kế toán- kiểm toán như ACCA, CPA Australia, ICEAW, tiếp cận với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, các xu hướng phát triển tiên tiến, phần mềm làm việc hiện đại. Những kiến thức này rất cần thiết để các KTV trau dồi, học hỏi, tăng thêm vốn hiểu biết, và áp dụng vào các cuộc kiểm toán nói riêng, hoặc là bất cứ công việc nào trong ngành kinh tế nói chung. Đây là một xu hướng tốt cần được nhân rộng cho tất cả các DNKT nước ta.

Ngoài ra, các DNKT có thể xây dựng các chương trình tập huấn, hay các buổi trao đổi, chia sẻ về những kinh nghiệm khi tiến hành các “Job kiểm toán” tại các doanh nghiệp khác nhau định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng. Những chương trình đó sẽ giúp các KTV tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn một cách nhanh chóng và thiết thực nhất.

Để có thể rút ngắn khoảng cách giữa các công ty kiểm toán của Việt Nam với các DNKT nước ngoài, công tác đào tạo nguồn nhân lực hơn hết cần được chú trọng đầu tư, quan tâm sát sao hơn nữa trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại việt nam và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w