Kinh nghiệm cải cách hành chính trong lĩnh vự thu hút đầu tưở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm cải cách hành chính trong lĩnh vự thu hút đầu tưở

số địa phương và bài học đối với tỉnh Thái Nguyên

1.2.2.1. Kinh nghiệm cải cách hành chính trong thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng

Trong hơn một thập kỷ qua, những nỗ lực không ngừng cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại Đà Nẵng đã bước đầu mang lại cho thành phố này nhiều kết quả tích cực, khả quan, có sức lan toả sâu rộng, tác động mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, góp phần đưa Đà Nẵng vươn lên đạt được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của các chỉ số cấp tỉnh. Từ năm 2005 đến 2015, Đà Nẵng luôn có kết

quả tốt và thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): xếp thứ nhất các năm 2008, 2009, 2010, 2013 và 2014. Dẫn đầu sáu năm liền về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index) từ 2009 đến 2014. Hai năm liền xếp thứ nhì về chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 và 2013. Dẫn đầu hai năm liền về chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) năm 2012 và 2013. Đứng đầu về chỉ số công lý và tiêu chí thủ tục hành chính công năm 2014. Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng đã được Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đánh giá cao.

Hình 1.1: Trang thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng

Những kết quả bước đầu trên đây bắt nguồn từ một số cách làm và kinh nghiệm tốt mà Đà Nẵng rút ra trong quá trình thực tiễn chỉ đạo, điều hành, theo dõi, tổng kết và đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, đó là:

- Thứ nhất, sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì và quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công trong công tác cải cách hành chính. Sự quan tâm lãnh đạo của

Thành ủy, Ủy ban nhân dân đối với công tác cải cách hành chính được cụ thể hoá bằng nhiều văn bản, gần đây nhất là Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 06/11/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố trong tình hình mới. Nội dung Chỉ thị này nhằm tập trung cải cách công chức, công vụ, định hướng cụ thể cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nội dung các chuẩn mực về “5 xây” gồm: trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu và “3 chống” là: quan liêu, tiêu cực, bệnh hình thức. Có thể nói, tốc độ, kết quả và hiệu quả của quá trình cải cách hành chính phụ thuộc rất lớn vào mức độ quyết tâm của lãnh đạo các cấp. Thực tế cho thấy, ở đâu người đứng đầu quan tâm, sâu sát, chỉ đạo quyết liệt trong công tác cải cách hành chính thì ở đó đơn vị thường được xếp ở vị thứ cao trong bảng đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm của thành phố.

- Thứ hai, để có được những kết quả, sản phẩm cụ thể như mong muốn về cải cách hành chính, phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách hành chính từ thành phố đến các sở ban ngành, quận huyện và phường xã. Phải căn cứ vào mục tiêu tổng quát, nội dung và lộ trình thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước để xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm về cải cách hành chính của thành phố. Từ đó hàng năm, Sở Nội vụ đều chủ động tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính của Đà Nẵng cho năm sau ngay từ cuối năm trước. Trong đó xác định cụ thể nội dung công việc cần thực hiện, phân công cơ quan chủ trì và phối hợp, xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc, dự kiến kết quả hoặc sản phẩm cụ thể sẽ đạt được, dự toán và cân đối nguồn lực để triển khai. Đồng thời, Sở Nội vụ có văn bản hướng dẫn cụ thể các biểu mẫu và tập huấn nghiệp vụ lập kế hoạch cải cách hành chính cho các cơ quan, đơn

vị, yêu cầu từng cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, kiểm tra, cập nhật tiến độ thực hiện và báo cáo kết quả trực tuyến qua mạng về Sở Nội vụ.

- Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về cải cách hành chính phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực quản lý, điều hành và chất lượng dịch vụ công. Không chỉ tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở, Sở Nội vụ còn tham mưu nhiều hình thức theo dõi, kiểm tra bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua các phần mềm cải cách hành chính tại địa chỉ www.cchc.danang.gov.vn, phần mềm quản lý văn bản, điều hành, phần mềm một cửa điện tử tập trung tại địa chỉ www.egov.danang.gov.vn góp phần nâng cao tính hiệu quả, toàn diện, kịp thời của công tác này. Nhờ đó, những hạn chế, tồn tại trong công tác cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương được phát hiện kịp thời và khắc phục nhanh chóng, từng bước củng cố, cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cải cách hành chính.

- Thứ tư, cần phải có công cụ làm đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy làm chuyển biến tích cực, mạnh mẽ tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính đối với mỗi cấp chính quyền và tại từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Thực tế đã minh chứng, công cụ hữu hiệu mà Đà Nẵng tiến hành từ nhiều năm nay (từ 2008) là kết quả của quá trình dày công nghiên cứu, xây dựng và ban hành thực hiện hệ thống chỉ số theo dõi, đánh giá, xếp hạng về kết quả cải cách hành chính. Hằng năm việc làm này đã được tiến hành đối với tất cả sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố.

Việc sớm ban hành và thực hiện Quy định của UBND thành phố về quy trình, phương pháp và tiêu chí đánh giá, xếp hạng về cải cách hành chính hàng năm đã thực sự tạo ra hiệu ứng và sức lan toả rộng khắp, tạo động lực

thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, ngày càng phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của tập thể trong việc phấn đấu thực hiện kế hoạch, chương trình công tác cải cách hành chính đã đề ra. Từ đó, lãnh đạo ở từng đơn vị thực sự quan tâm, đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực hơn và kịp thời cải thiện những yếu kém đã được chỉ rõ, phân tích từ kết quả chỉ số cải cách hành của đơn vị mình hằng năm đã được công bố công minh.

- Thứ năm, trong công tác cải cách hành chính, cần phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng thời đoạn và thời điểm; có giải pháp cụ thể, mô hình mới, có tính đột phá, tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa và hiệu quả trên thực tế, tạo ra được những chuyển biến rõ nét và có sức thuyết phục. Cùng với việc triển khai các quy định của Trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều mô hình, cách làm phù hợp, thiết thực và hiệu quả, được tuyên truyền phổ biến, nhân rộng vượt ra khỏi phạm vi thành phố, tạo nên hình ảnh về một Đà Nẵng năng động, đổi mới và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính. Thành phố đã ngày càng tạo nhiều thuận lợi hơn cho nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội. “Cuộc vận động 3 hơn là nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn trong cải cách hành chính”, “Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý”,“Mô hình đánh giá công chức theo kết quả việc làm ”, “Vinh danh công chức, viên chức tiêu biểu, xuất sắc”, “Mô hình một cửa điện tử tập trung”, “Khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính và chất lượng dịch vụ hành chính công của đơn vị”, “Xác thực và sử dụng hồ sơ điện tử của công dân, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính”, “Thực hiện cơ chế liên kết trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành”, “Dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo địa chỉ yêu cầu của công dân, tổ chức là những mô

hình mới, cách làm sáng tạo, đột phá của thành phố Đà Nẵng được nhiều địa phương trong cả nước đến thăm quan, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

- Thứ sáu, cải cách hành chính phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại từng cơ quan, địa phương, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Trong đó, tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, công khai, minh bạch kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động cải cách hành chính nhà nước ở địa phương là việc làm rất cần thiết để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

- Thứ bảy, sự vào cuộc khá đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách hành chính Nhà nước ở địa phương. Bên cạnh việc thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chuyên mục, chuyên trang về cải cách hành chính, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình của địa phương và Trung ương luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, giải pháp về cải cách hành chính của chính quyền thành phố đến đông đảo người dân và doanh nghiệp để biết, thực hiện, giám sát; đồng thời đã gián tiếp thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với các cơ quan nhà nước.

- Thứ tám, cải cách hành chính có thể ví như công cuộc cách mạng. Người làm công tác cải cách hành chính thực thụ ngoài kiến thức, tư duy, quan điểm, lập trường, kinh nghiệm thực tiễn, phải thực sự có tâm, có tầm, có ý chí, nghị lực, uyết tâm, dám đổi mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì phải biết kiên trì, nhẫn nại và biết chấp nhận hy sinh. Công tác cải cách hành chính cần có sự đầu tư thoả đáng về các nguồn lực. Trong đó, con người là nhân tố quyết định, đặc biệt là người đứng đầu, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp phụ trách, tham mưu, chỉ đạo, điều hành và thừa hành về công tác cải

cách hành chính ở các ngành, các cấp và tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố [10].

1.2.2.2. Kinh nghiệm cải cách hành chính trong thu hút đầu tư của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh đang phát triển rất mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Lào Cai hiện phát triển một hệ thống website của tỉnh khá đầy đủ thông tin, đăng tải cụ thể, chi tiết nhiều thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Tất cả thủ tục, các biểu mẫu thủ tục và thông tin về hành chính được đăng tải công khai trên website để mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.

Hình 1.2: Trang thông tin điện tử tỉnh Lào Cai

Những cải cách hành chính của tỉnh có tác động tốt tới môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và cho các dự án đầu tư thuộc khu vực kinh tế nhà nước nói riêng. Những cải cách đó cũng thực sự mang lại hiệu quả cho chính quyền địa phương mà cụ thể là các cơ quan liên quan trực tiếp tới các quy trình thủ tục hành chính. Những kinh nghiệm cải cách dưới đây là những thực tiễn tốt đang được triển khai hiệu quả ở tỉnh Lào Cai.

- Tăng cường thông tin cho nhà đầu tư: Việc cung cấp thông tin ngay trong giai đoạn tiếp xúc nhà đầu tư đã được tỉnh chú trọng và cải tiến. Các cơ quan đăng ký kinh doanh hoạt động với tinh thần hỗ trợ và trợ giúp cao nhất, theo hướng một nhà cung cấp dịch vụ với những tiêu chí nhanh chóng về thời gian, tiện lợi về thủ tục, giảm thiểu về chi phí. Nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau về thông tin thành lập doanh nghiệp, Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh đã tập hợp các loại thông tin tương ứng để cung cấp cho các đối tượng thành lập doanh nghiệp tiềm năng. Ngoài những thông tin đăng tải trên website giúp doanh nghiệp tìm hiểu trực tuyến, Phòng còn chuẩn bị một hồ sơ các thông tin mẫu, lưu trong đĩa CD, giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thuận tiện. Mỗi doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin và cần hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đều được phát một đĩa CD miễn phí bao gồm những bộ hồ sơ mẫu thành lập các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Những bộ hồ sơ này được soạn thảo bằng ba mã phông chữ khác nhau, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, đối với những phần doanh nghiệp cần chú ý, Phòng Đăng ký Kinh doanh đã đánh dấu bằng màu phông chữ khác, tiện cho việc khai hồ sơ của doanh nghiệp và công việc thụ lý sau này. Sau khi sử dụng đĩa CD, doanh nghiệp trả lại để các đối tượng doanh nghiệp khác tái sử dụng.

- Công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức: Công khai và hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư một cách chu đáo và chuyên nghiệp nhất đã được tỉnh sử dụng. Tỉnh chú trọng việc công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức (poster, bảng thông báo, trên trang web) và xây dựng một Sổ tay hướng dẫn nhà đầu tư về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, trong đó cung cấp có hệ thống và chi tiết quy trình nhà đầu tư phải thực hiện, rõ ràng về cơ quan, hồ sơ, thời gian, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như của cơ quan Nhà nước. Sổ tay này có đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tất cả các cơ quan Nhà

nước liên quan, tên đầy đủ của các văn bản pháp lý liên quan để nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm, những vấn đề lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ, các lỗi thường gặp, hỏi và đáp những vấn đề phổ biến. Đây thực sự là công cụ rất hữu ích và nhiều thông tin cho nhà đầu tư.

- Tỉnh Lào Cai đã triển khai hệ thống một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở thành phố cũng như thí điểm ở một số xã phường. Các bộ thủ tục hành chính được niêm yết công khai, minh bạch. Thông qua cổng thông tin điện tử, 100% các bộ thủ tục hành chính được cung cấp (dịch vụ công trực tuyến mức độ 2) và một số dịch vụ công mức độ 3.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008: tỉnh Lào Cai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào hoạt động tại các cơ quan hành chính. Đến nay đã có 13 cơ quan hành chính đã và đang triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)