Điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 61)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Điều kiện về chính trị

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Trung du miền núi Phía Bắc và là của ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi phía bắc với vùng đồng bằng Sông Hồng. Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là vành đai bảo vệ thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên được Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba cả nước. Là nơi từng mệnh danh là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Với vị trí thuận lợi, là trung tâm đào tạo lớn thứ ba cả nước, là tỉnh đi đầu trong ngành công nghiệp nặng của đất nước sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên còn là mảnh đất lịch sử, nơi được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ địa cách mạng; xây dựng An toàn khu, là “thủ đô” của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), là nơi Bác Hồ và Bộ

Chính trị phát lệnh chiến dịch Biên giới và chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thái Nguyên được chọn làm thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc; là địa bàn đứng chân của Quân khu I từ ngày thành lập đến nay.

3.1.2.2. Điều kiện về kinh tế - Về tăng trưởng kinh tế

Trong 3 năm qua (từ năm 2013-2015), các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước được các cấp uỷ đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn. Kinh tế có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, làm tăng thêm tiềm lực kinh tế của tỉnh.

Bảng 3.2.Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 53.338.470 100 54.872.140 100 206.589.900 100 - Nông nghiệp 11.865.170 22,24 12.633.340 23,03 13.897.700 6,74 - Công nghiệp-Xây dựng 27.807.100 52,14 26.274.600 47,88 174.635.500 84,53 - Dịch vụ 13.666.200 25,62 15.964.200 29,09 18.056.700 8,74

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh tăng đáng kể qua 3 năm, cụ thể năm 2013 là 53.338.470 triệu đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 52,14%, dịch vụ chiếm 25,62%, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,24%. Năm 2014 so với năm 2013 thì tổng giá trị sản xuất tăng 102,87% nhưng về cơ cấu có sự thay đổi, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 10%, ngành công nghiệp - xây dựng giảm 5,52%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 376,49%, trong đó tăng đều cả 3 ngành nhưng cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 84,53%. Nhìn chung giai đoạn 2013 - 2015 tổng giá trị sản

xuất bình quân tăng 239,68%, trong đó ngành dịch vụ tăng 108,24%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 379,57%, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng gần 10%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Bình quân hàng năm đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Về dân số và lao động

Thái Nguyên có quy mô dân số ở mức trung bình so với cả nước, tốc độ tăng dân số bình quân tương đối cao. Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, song còn chậm. Tỷ trọng dân số thành thị tăng từ 20,69% năm 2013 lên 28,4% năm 2015. Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, năm 2013 có 74,05% dân số ở nông thôn, đến năm 2015 tỷ lệ này là 71,6 %. Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng lao động đã được bổ sung với một số lượng đáng kể, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2013, lực lượng lao động của Thái Nguyên là 679.623 người, tăng 145.350 người so với năm 1999, và chiếm 60,08% dân số. Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế rất lớn của tỉnh, song đây cũng là một thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm. Hơn nữa, tỷ lệ lao động ở thành thị có tăng, song lực lượng lao động ở nông thôn còn quá lớn. Năm 2015 lực lượng lao động ở nông thôn là 459.884 người, chiếm 67,67% lực lượng lao động của toàn tỉnh. Đây là sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động ở Thái Nguyên hiện nay và là vấn đề hết sức cấp bách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên từ 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) I. Tổng dân số 1.131.278 100 1.139.444 100 1.150.230 100 1. Theo giới tính - Nam 558.914 49,41 561.667 49,29 566.980 49,2 - Nữ 572.364 50,59 577.777 50,71 583.250 50,8

2. Theo thành thị, nông thôn

- Thành thị 293.557 25,95 322.207 28,28 327.223 28,4

II. Tổng số lao động 677.070 100 685.630 100 698.140 100 1. Theo giới tính - Nam 334.632 49,42 336.134 49,03 347.493 49,8 - Nữ 342.438 50,58 349.496 50,97 350.647 50,2 2. Theo ngành kinh tế - Nông nghiệp 451.750 66,70 449.047 65,50 438.862 62,86

- Phi nông nghiệp 225.320 33,30 236.683 34,50 259.278 37,14

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Cơ cấu dân số phân chia theo giới tính không có biến đổi lớn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nam giới chiếm 49,8 %; nữ giới chiếm 50,2%. Lực lượng lao động là nam giới trong thực tế có xu hướng tăng: năm 2013 lao động nam có 253.726 người, chiếm 47,49%, lao động nữ có 280.547 người, chiếm 52,51%. Năm 2014, lao động nam có 337.913 người, chiếm 49,72%, lao động nữ có 341.710 người, chiếm 50,28%. Như vậy tỷ trọng lao động nữ trong tổng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm. Nhìn chung, trong tỉnh Thái Nguyên có cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào.

- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiđược quan tâm đầu tư. Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Tiếp tục cải tạo tuyến đường quốc lộ 3 cũ Hà Nội - Thái Nguyên; tiến hành các dự án giao thông hỗ trợ đầu tư khu công nghiệp Yên Bình thuộc huyện Phổ Yên và nhà máy Sam Sung như: Đường Ba Hàng - Tiên Phong, nút giao Yên Bình đến khu công nghiệp Yên Bình I; đường vành đai 5 nối khu công nghiệp Yên Bình I. Bên cạnh đó đã ưu tiên đầu tư đường liên xã, liên thôn cho nhân dân, nhất là khu vực miền núi, vùng cao. Chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ, đập, kênh mương, trạm bơm vùng miền núi trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả nổi bật, tạo mặt bằng sạch thúc đẩy công tác thu hút đầu tư của tỉnh, hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng điện nước, viễn thông được quan tâm đầu tư, các dịch vụ tài chính, ngân hàng,

kiểm toán tiếp tục được phát triển với sự có mặt của 23 ngân hàng trong và ngoài nước được tăng cường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.

- Về phát triển các khu, cụm công nghiệp

Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng và phát triển 6 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1.420 ha. Đó là khu công nghiệp Sông Công I diện tích 220ha, khu công nghiệp Sông Công II diện tích 250ha, khu công nghiệp Quyết Thắng diện tích 200 ha, khu công nghiệp Nam Phổ Yên diện tích 200 ha, Khu công nghiệp Yên Bình diện tích 200 ha và khu công nghiệp Gang thép diện tích 350 ha. Sự phân bố các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tình Thái Nguyên tương đối hợp lý và đều bố trí trên các trục giao thông lớn và gần các trung tâm phát triển, thuận tiện trong việc kết nối, liên kết với các khu công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, đây là điều kiện tốt thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh.

3.1.2.3. Điều kiện về văn hoá - xã hội

Thái Nguyên đang là một trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với trên 20 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 74 cơ sở đào tạo nghề. Bình quân một năm đào tạo được trên 40 nghìn học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 32,2%. Thái Nguyên còn là nơi hội tụ của đội ngũ trí thức có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho Thái Nguyên trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, phối hợp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020.

Thái Nguyên vừa là điểm hội tụ bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng, vừa là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng

dân tộc miền xuôi, tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Thái Nguyên cũng là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, trong đó có 11 thành phần dân sống xen kẽ và gắn bó lâu đời là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí (Sán Chay), Dao, Hoa, H’mông, Mường, Thái, Ngái. Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 75,23%) tổng số dân, họ có mặt ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và tập trung đông nhất là thành phố Thái Nguyên, tiếp đến là Đại Từ, Phú Bình và Phổ Yên.

Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, những năm qua Thái Nguyên có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 529 cơ sở y tế, gồm: 21 bệnh viện, 26 phòng khám đa khoa, 181 trạm y tế xã, phường và 301 cơ sở y tế khác với 4.525 giường bệnh, bình quân 10,7 bác sỹ/01 vạn dân, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu về kiên cố hóa trường - lớp, nhà công vụ giáo viên, xóa phòng học tạm, phòng học 3 ca. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục mầm non, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc được quan tâm, có khoảng 59,03% số trường của tỉnh đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)