Kết quả cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 85)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.4. Kết quả cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

3.4.4.1. Phân tích SWOT về cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.14. Phân tích SWOT về cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

Điểm mạnh

- Cải cách hành chính đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện.

- Tỉnh đã có kế hoạch rõ ràng về thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

- Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện cải cách hành chính ngày càng được nâng cao về chất lượng.

- Tổ chức bộ máy hành chính được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ hơn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Công tác cải cách ngày càng được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất.

Điểm yếu

- Hiệu quả của các chính sách cải cách hành chính còn thấp, chưa đáp ứng được kỳ vọng.

- Hiệu quả sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính còn chưa cao và chưa vững chắc.

- Đội ngũ cán bộ cải cách hành chính còn kiêm nhiệm nhiều, chất lượng chưa thực sự trở thành điểm đột phá cho cải cách hành chính.

- Vẫn còn sự trùng lặp các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm giữa các cơ quan và các cấp hành chính.

Cơ hội

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng cao, tạo điều kiện cho địa phương áp dụng công nghệ vào hoạt động hành chính và cải cách hành chính - Cải cách hành chính vẫn đang là sự quan tâm lớn của Việt Nam, do đó các địa phương nói chung và Thái Nguyên nói

Thách thức

- Sự tụt hậu về cải cách hành chính so với các địa phương khác trong khu vực cũng như cả nước. - Số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào Thái Nguyên ngày càng lớn tạo ra áp lực về cải cách hành chính đối với tỉnh, nếu cải cách không theo kịp yêu cầu của các

riêng được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương về công tác cải cách hành chính. - Nền kinh tế ngày càng phát triển, nguồn thu của tỉnh tăng lên, đây là điều kiện để có được lượng vốn đủ lớn phục vụ cho cải cách hành chính.

doanh nghiệp này sẽ làm chỉ số cạnh tranh của tỉnh giảm xuống.

Thông qua bảng phân tích SWOT cho thấy được những thuận lợi, các khó khăn, cơ hội và thách thức để từ đó giúp cho tỉnh Thái Nguyên có những chiến lược cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, phù hợp với quá trình phát triển chung của ngành. Phát huy những điểm mạnh và tận dụng tốt nhất những cơ hội. Khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh khác. Nhìn ra những thách thức để có các giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

3.4.4.2. Những kết quả đạt được của cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

- Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã được tiến hành đồng bộ, sát với các nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước.

- Bộ máy hành chính được tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có sự phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước được nâng cao; chế độ công khai, minh bạch được duy trì.

- Công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng và nội dung. Nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được đơn giản, công khai hoá, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước. Từ đó thúc đẩy các

hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt việc tuyển dụng công chức, viên chức đi đôi với tiếp tục đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, thái độ và ý thức thực thi công vụ của nhiều cán bộ, công chức có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả công việc được nâng cao.

- Trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư cơ bản và tập trung; thiết bị làm việc đã được đầu tư tương đối đầy đủ và hiện đại. Việc áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và tin học hoá trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đã có những bước đi vững chắc và hiệu quả rõ rệt trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và khai thác thông tin của tổ chức, doanh nghiệp, công dân.

- Phân cấp thẩm quyền ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đi đôi với thực hiện tốt chính sách quản lý tài chính công theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã góp phần thay đổi phương thức quản lý, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ đó nâng cao thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.4.4.3. Những tồn tại, hạn chế của cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

Có thể thấy tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính liên quan tới đầu tư, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế còn tồn tại, đó là:

- Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (2015) cho thấy các quy trình thủ tục hành chính của tỉnh Thái Nguyên còn đòi hỏi những cải

cách mạnh mẽ hơn. Trục nội dung, xếp hạng thấp nhất đó là kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 5,41 điểm đứng thứ 49/63 tỉnh, thành. Các trục nội dung công khai minh bạch đạt 5,82 điểm, trách nhiệm giải trình với người dân đạt 5,73 điểm, cung ứng dịch vụ công đạt 6,72 điểm thuộc nhóm các tỉnh có thứ hạng trung bình cao.

- Nhóm chỉ số thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh là chi phí không chính thức và hỗ trợ doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra năm 2016, các doanh nghiệp đánh giá cao về mức độ công khai các thủ tục hành chính, nhưng lại đánh giá thấp quy trình và hiệu quả xử lý các thủ tục hành chính.

- Thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục hành chính, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, chi phí không chính thức khi giải quyết các thủ tục hành chính được doanh nghiệp đánh giá chưa cao.

- Hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa cao và chưa vững chắc. Một số đơn vị đánh giá hiệu quả áp dụng không rõ rệt. Nguyên nhân tồn tại trên một phần là do nhận thức của cán bộ lãnh đạo, công chức trong cơ quan về sự cần thiết phải áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, tác nghiệp ở cơ quan hành chính còn hạn chế. Một số nơi xây dựng quy trình nghiệp vụ chưa cụ thể hoặc công việc quá đơn giản nên hệ thống quản lý chất lượng rất khó phát huy tác dụng. Tư tưởng ngại đổi mới, làm việc theo thói quen cũng là lực cản đáng kể trong tiến trình cải cách hành chính.

- Hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh đã rất phát triển và sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, trao đổi và khai thác thông tin từ tỉnh đến cơ sở. Tuy vậy, việc khai thác, sử dụng còn khiêm tốn vì năng lực khai thác mạng còn hạn chế, thói quen sử dụng giấy tờ còn nặng nề. Một số kênh thông tin thành phần hoạt động còn đơn điệu.

- Vẫn còn sự trùng lặp các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thiếu rõ ràng, rành mạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các cấp ngân sách. Năng lực quản lý của cơ quan được phân cấp, quyền gắn với trách nhiệm được phân cấp và chế tài kiểm tra giám sát là ba điều kiện tiên quyết để phân cấp thu hút đầu tư và xây dựng có hiệu quả thường bị xem nhẹ hoặc lãng quên.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức chưa được thường xuyên, liên tục, chưa sâu, sát; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động công vụ chưa triệt để, thiếu chế tài xử lý nghiêm minh, loại bỏ những công chức yếu kém, suy thoái về phẩm chất đạo đức dẫn đến vẫn còn tình trạng sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà kể cả tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân.

- Một số cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh chưa kịp thời; Thủ tục hành chính còn bất cập, rườm rà, chưa hợp lý gây khó khăn cho người dân, nhất là các lĩnh vực cần có sự phối hợp giữa cơ quan ngành dọc với địa phương.

- Việc rà soát, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố bổ sung, công bố mới, sửa đổi các thủ tục hành chính còn chậm; đánh giá tác động thủ tục hành chính, việc kiểm soát mới ban hành các quy định có chứa thủ tục hành chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa chặt chẽ dẫn đến khi ban hành các văn bản pháp luật phát sinh thêm các yêu cầu, điều kiện, thủ tục ”con” ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện của cá nhân, tổ chức; một số phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được UBND tỉnh phê duyệt nhưng khi thực thi, công chức vẫn yêu cầu cá nhân, tổ chức phải xuất trình; công khai thủ tục hành chính tại các nơi tiếp xúc với cá nhân, tổ chức còn nhiều hạn chế chưa đầy đủ, chưa khoa học, còn sơ sài.

- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn bất cập, mô hình chưa thống nhất, một số nơi còn mang tính hình thức, đối phó; việc ghi sổ theo dõi, phiếu hẹn cá nhân, tổ chức, phiếu chuyển hồ sơ nhiều cơ quan, đơn vị

thực hiện không đầy đủ, chưa nghiêm túc; cơ sở vật chất của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phần lớn các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo diện tích theo quy định, trang thiết bị thiếu thốn, cá biệt có đơn vị chưa bố trí được phòng làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Cơ chế một cửa liên thông chưa được mở rộng, sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc phục vụ cá nhân, tổ chức trong một số trường hợp chưa đồng bộ, nhất quán, mang tính cục bộ, địa phương; chưa có cơ chế cụ thể, rõ ràng để cá nhân, tổ chức đoàn thể tham gia giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ.

- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách hành chính nói chung và tuyên truyền thực hiện Đề án nói riêng chưa được sâu, rộng đến mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Phương hướng, mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư đến năm 2020

4.1.1. Phương hướng cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư đến năm 2020 đến năm 2020

Để đáp ứng được chiến lược phát triển mới của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới, yêu cầu đặt ra đối với cải cách hành chính đối với các dự án đầu tư trong thời gian tới cần tập trung giải quyết có hiệu quả một số nội dung chính sau:

- Đẩy nhanh, hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử trước năm 2020 ở các cấp chính quyền. Xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh hoàn thành trước năm 2017. Xây dựng cơ chế giám sát công tác điều hành và quản lý của chính quyền; thường xuyên rà soát, kiến nghị, cắt giảm thủ tục hành chính.

- Tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy và ban hành các quy định cụ thể để quản lý hành chính và kinh tế phù hợp với mô hình quản lý mới. Tăng cường phân cấp, tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho cấp dưới.

- Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đối với các dự án đầu tư. Phải tiến hành loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung những thể chế lạc hậu, bất cập, những quy định chồng chéo, trùng lắp, nâng cao năng lực soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp, các ngành của tỉnh liên quan tới quản lý dự án đầu tư nhằm bảo đảm hiệu lực và tính khả thi của các văn bản. Đồng thời, thiết lập các thể chế còn thiếu để điều chỉnh các quan hệ kinh tế- xã hội mới phát sinh theo tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ đoán trước và phù hợp với luật lệ quốc tế.

- Cần chuyển đổi mạnh mẽ, cơ bản vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý dự án đầu tư cũng như của các cơ quan hành chính liên quan để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới. Đảm bảo tổ chức bộ máy theo hướng liên ngành, đa lĩnh vực nhằm đảm bảo sự phối hợp hiệu quả.

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạnh cải cách hành chính một cách quyết liệt, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về kết quả cải cách hành chính đối với các dự án đầu tư ở đơn vị mình.

- Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có liên quan tới công tác quản lý dự án đầu tư: trước hết cần thực hiện chế độ công vụ theo chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm, quyền hạn. Có tiêu chí đánh giá kết quả công việc theo từng chức danh, thực hiện thí điểm chọn cán bộ theo phương châm cạnh tranh nhân tài để có đội ngũ công chức có năng lực thực sự. Bên cạnh đó phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước.

4.1.2. Mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư đến năm 2020 năm 2020

- Tiếp tục xây dựng hệ thống hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ; xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh thái nguyên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)