Thực trạng áp dụng thủ tục đánh giá dự phòng nợphải thu khó đòi khi kiểm toán báo cáo

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận cho khoản phải thu và kiểm tra dự phòng P.THU khó đòi trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 53 - 60)

toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán độc lập thực hiện

- Với các câu hỏi về tần suất áp dụng thủ tục đánh giá dự phòng khoản phải thu khó đòi, 20/20 người được hỏi đều có phản hồi. Ket quả cụ thể như sau:

Hình 3.8: Tần suất áp dụng thủ tục đánh giá dự phòng khoản phải thu khó đòi Nguồn: Người viết

Trên 20 phiếu khảo sát, số lượng kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán thực hiện thủ tục này một cách thường xuyên gấp 3 lần số người không thực hiện thường xuyên. Tần suất áp dụng thường xuyên cho thấy trong phần lớn các trường hợp, đây là một thủ tục có vai trò quan trọng trong tổng thể quy trình kiểm toán báo cáo báo tài chính.

Các công ty có quy mô lớn nhìn chung đều nhận thấy được vai trò của việc đánh giá dự phòng nợ phải thu khó đòi, do đó việc kiểm tra khoản mục này diễn ra thường xuyên, thậm chí có một số công ty luôn luôn kiểm tra khoản dự phòng này khi kiểm toán khoản phải thu. Trong khi đó, ở các công ty kiểm toán nhỏ, do hạn chế về nhân lực và thời gian, họ không thường xuyên kiểm tra khoản này.

- về thời điểm thực hiện đánh giá dự phòng phải thu khó đòi:

Sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Sau khi đánh giá kiểm soát nội bộ cũa doanh nghiêp

Khi tiến hành <iểm toán khoàn phải

thu

Hình 3.9: Thời điểm đánh giá dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nguồn: Người viết

Neu xác định có kiểm tra khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thường các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện thủ tục này cùng thời điểm kiểm toán khoản phải thu. Ngoài lý do cần thu thập đủ tài liệu đầy đủ để đánh giá mức trọng yếu, họ cho biết thời gian cũng sẽ được tiết kiệm đáng kể nếu kết hợp đánh giá dự phòng quá trình kiểm toán khoản mục này vì chúng có liên quan với nhau. Tuy nhiên, 25% số người được hỏi lại cho biết họ có xu hướng thực hiện đánh giá dự phòng ngay sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính vì sau khi phân tích sơ bộ BCTC, kiểm toán viên trợ lý sẽ biết được tuổi nợ của các khoản phải thu, các chính sách liên quan tới từng đối tượng (Thời hạn thanh toán, chiết khấu, ...) từ đó sẽ ước tính được một cách đáng tin cậy khoản trích lập dự phòng mà không cần đợi đến khi kiểm toán khoản hải thu khách hàng. Đây cũng là thời điểm hợp lý nếu việc đánh giá dự phòng và kiểm toán khoản phải thu không được giao cho cùng một người.

- về các dấu hiệu để xem xét việc áp dụng thủ tục, câu trả lời của các kiểm toán viên/trợ lý kiểm toán được thể hiện như sau:

Hình 3.10: Dấu hiệu xem xét việc áp dụng thủ tục đánh giá dự phòng các khoản phải thu khó đòi

Nguồn: Người viết

Theo thông tin từ bảng 3.10, hai dấu hiệu thông dụng nhất để kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán viên nhận định rằng cần phải đánh giá dự phòng phải thu khó đòi là giá trị của khoản dự phòng so với tổng giá trị khoản phải thu( 70%) và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ(30%) do chúng là hai dấu hiệu dễ nhận biết và có độ chính xác cao. Những công ty có quy mô lớn với nhóm kiểm toán nhiều thành viên sẽ luôn luôn kiểm tra các khoản dự phòng mà không cần thông qua các dấu hiệu đã nêu. Những dấu hiệu khác chỉ được phát hiện đối với những kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán đã có nhiều năm kinh nghiệm và có chuyên môn vững chắc

- về xác suất suất xảy ra chêch lệch số liệu giữa khách hàng và kiểm toán viên:

Thường xuyên xày ra

ít Iihi xây ra

Không bao giờ xày ra

Hình 3.11: Chêch lệch giữa giá trị dự phòng phải thu khó đòi của doanh nghiệp và tính toán của công ty kiểm toán độc lập

Nguồn: Người viết

Với 16/20 kiểm toán viên/trợ lý kiểm toán trả lời rằng chêch lệch diễn ra thường xuyên, có thể thấy thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay, việc tính toán, đánh giá trích lập dự phòng vẫn mang tính riêng rẽ theo từng doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy, ước tính và cơ sở mà doanh nghiệp được kiểm toán sử dụng để tính toán khoản dự phòng thường có khác biệt với cơ sở và ước tính của nhóm kiểm toán. Bên cạnh đó, những người nhận định ít khi xảy ra chêch lệch hầu hết là các trợ lý kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu xét theo quy mô công ty, các nhân viên của công ty kiểm tóan trong nước đều nhận định xác xuất xảy ra chêch lệch là lớn, còn đối với những người đến từ công ty nước ngoài thì xác suất này là trung bình.

- về giá trị của những khoản chêch lệch này thì kết quả khảo sát như sau:

Hình 3.12: Giá trị khoản chêch lệch

Nguồn: Người viết

Hầu hết những trợ lý kiểm toán viên được hỏi cho rằng theo kinh nghiệm của họ thì chêch lệch xảy ra không mang tính chất trọng yếu (75%), trong khi các kiểm toán viên và trợ lý lâu năm lại trả lời ngược lại có thể vì những trợ lý kiểm toán viên mới vào nghề thường không được giao thực hiện thủ tục này nếu những khoản dự phòng có tính chất phức tạp

- Về việc điều chỉnh số liệu sau khi phát hiện chêch lệch:

Nguồn: Người viết

Ngoài 30% người được hỏi trả lời rằng chắc chắn khách hàng sẽ sửa đổi giá trị khoản dự phòng sau khi thảo luận và giải thích về biên bản kiểm toán, số còn lại đưa ra câu trả lời không hoàn toàn, tức là có những doanh nghiệp đã từ chối sửa đổi số liệu của họ. Nguyên nhân chủ yếu do phía khách hàng nhận định việc điều chỉnh là không cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu khoản dự phòng được đánh giá là trọng yếu, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ do không đủ cơ sở để kết luận. Tỉ lệ doanh nghiệp đồng ý điều chỉnh cũng liên quan đến uy tín công ty và kinh nghiệm, uy tín càng cao hay số năm kinh nghiệm càng nhiều thì tỉ lệ này càng lớn.

- Những điều kiện được đưa ra để đánh giá một khoản phải thu cần được trích lập dự phòng là:

+ Có đủ chứng từ chứng minh nó là khoản phải thu

+ Khoản tiền quá thời hạn thanh toán thỏa thuận giữa hai bên nhưng không được trả lại + Bên đối tác mất khả năng thanh toán khoản tiền

Đối với việc áp dụng các điều kiện này để đánh giá một khoản phải thu có cần trích lập dự phòng hay không, nhìn vào hình 3.14 có thể thấy

Hình 3.14: Điều kiện để đánh giá các khoản phải thu cần trích lập dự phòng Nguồn: Người viết

Đa số các kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán(65%) cho rằng cần phải có đủ cả 3 điều kiện trên, khoản phải thu mới được phép trích lập dự phòng.

10 % cho rằng chỉ cần đánh giá về mặt giấy tờ

25 % cho rằng chỉ cần đánh giá về khả năng trả nợ của đối tác

25 % tập trung vào thời hạn thỏa thuận thanh toán của hai bên, quá thời hạn thanh toán mà chưa khoản phải thu chưa được trả lại thì bắt buộc phải trích lập dự phòng.

Như đã nhắc đến tại chương 1, theo thông tư 228/2009/TT-BTC thì khoản phải thu phải thỏa mãn cả 3 điều kiện mới được trích lập dự phòng, tuy nhiên trong thực tế thu thập đủ chứng từ, tài liệu luôn là một khó khăn lớn trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, khi đánh giá một khoản phải thu khách hàng cần trích lập dự phòng, nên xem xét bản chất của khoản phải thu đó hơn là hình thức pháp lý của nó.

- Về đặc điểm những khoản dự phòng cần được kiểm tra:

Hình 3.15: Những khoản dự phòng phải thu khó đòi cần được kiểm tra

Nguồn: Người viết

Kết quả từ hình 3.15 cho thấy 70% người được hỏi tập trung vào kiểm tra những khoản dự phòng nghi ngờ có sai sót trọng yếu và gian lận, 40% sẽ kiểm tra những khoản dự phòng có giá trị lớn và chỉ 25% kiểm tra tất cả những khoản dự phòng phải thu khó đòi, trong đó có những người sẽ kiểm tra cả những khoản dự phòng có giá trị lớn và có rủi ro. Có thể thấy, phần lớn kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán chỉ tập

Công ty kiểm toán quy mô vừa và nhỏ

Công ty kiểm toán nội địa quy mô lớn

Công ty kiểm toán nước ngoài quy mô lớn

Thủ tục gửi TXN

Thời điểm áp dụng Sau khi đạt được thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

Sau ki phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, khi thiết kế thủ tục kiểm toán

Sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, khi đến đơn vị khách hàng

Mức độ áp dụng

thủ tục gửi TXN Các khách hàng có phải thu được đánh giá trọng yếu hoặc nghi ngờ có sai sót, gian lận

Các khách hàng có phải thu được đánh giá trọng yếu hoặc nghi ngờ có sai sót, gian lận

Với mọi khách hàng

trung vào những phần có khả năng cao xảy ra sai sót trọng yếu, tuy nhiên đây việc này phù hợp với tính chất của cuộc kiểm toán và hầu hết các cuộc kiểm toán đều có giai đoạn thực hiện không dài( dưới 10 ngày) nên việc kiểm tra được hết tất cả các khoản dự phòng là rất khó. Việc kiểm tra tất cả các khoản dự phòng hầu như chỉ xảy ra ở những khách hàng không trích lập nhiều dự phòng trong năm.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN THỦ TỤC GỬI THƯ XÁC NHẬN KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TRA Dự PHÒNG

PHẢI THU KHÓ ĐÒI TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận cho khoản phải thu và kiểm tra dự phòng P.THU khó đòi trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 53 - 60)