Đối với bản thân những người thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận với khoản phải thu

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận cho khoản phải thu và kiểm tra dự phòng P.THU khó đòi trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 69 - 70)

phải thu và kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi

Một là, đối với những người chọn mẫu để gửi thư xác nhận, có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao, khác so với truyền thống như CMA để cải thiện chất lượng của việc chọn mẫu gửi thư xác nhận do việc chọn mẫu theo giá trị lớn hay rủi ro chủ quan có thể không đại diện cho tính chất của khoản phát thu khách hàng. CMA là một phần mềm chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên, mẫu được chọn ra sẽ đại diện cho tổng thể một cách chính xác và bớt rủi ro hơn.

Hai là, sử dụng nhiều loại thư xác nhận hơn trong quá trình kiểm toán để tăng dộ tin cậy cũng như lượng thông tin thu được. Hiện nay, hình thức thư xác nhận được dùng phổ biến là dạng khẳng định và phủ định. Hai dạng thư này có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, tuy nhiên thông tin được cung cấp không nhiều. Thư xác nhận dạng mở là một lựa chọn hợp lý, giúp người gửi thư có thể nhận được thêm các ý kiến khác ngoài số liệu xác nhận. Tùy theo kết quả kiểm tra hệ thống KSNB hay mục đích kiểm toán khác nhau, người gửi thư có thể vận dụng những hình thức thư xác nhận khác nhau.

Ba là, theo thông tư và các hướng dẫn gần đấy vẫn tồn tại song song hai hình thức ước tính dự phòng là theo khả năng thu hồi và theo tuổi nợ. Giữa hai cách ước tính này không có quy định cụ thể điều kiện áp dụng hay các yêu cầu kèm theo, giá trị dự phòng trong nhiều trường hợp được ước tính dựa trên xét đoán cá nhân, do đó thủ tục này luôn tiềm ẩn rủi ro, dự phòng càng nhiều thì rủi ro càng cao. Để kết quả ước tính không sai lệch trọng yếu kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán nên tập trung vào bản chất hơn là hình thức của các khoản phải thu để đánh giá chính xác giá trị dự phòng.

Bốn là, tăng cường học tập, trao đổi kinh nghi ệm với các hiệp hội nghề nghiệp uy tín. Trong bối cảnh các chuẩn mực kiểm toán đang thay đổi theo chiều hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế, những người làm việc trong ngành kiểm toán cũng cần làm mới kiến thức để vận dụng một cách thích hợp. Các hiệp hội nghề nghiệp lớn là nơi các kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán được đảm bảo học hỏi kiến thức một cách chính

xác và cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, đối với việc kiểm toán báo cáo tài chính, cần tìm hiểu sự khác nhau giữa các ngành nghề (mục đích kiểm toán, các nghiệp vụ phát sinh) để vận dụng hiệu quả hơn các thủ tục, nâng cao hiệu suất của quá trình kiểm toán.

Năm là, tự giác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và sự cẩn trọng để giảm thiểu các rủi ro phát hiện. Đối với các khách hàng cũ, nhóm kiểm toán có khả năng sẽ bỏ qua một số thủ tục kiểm toán do họ đã tiến hành những thủ tục này vào năm trước. Tuy nhiên, điều này rất dễ dẫn đến rủi ro nếu như công ty khách hàng trong năm có sự thay đổi lớn như thay đổi ban giám đốc, mở rộng quy mô, kinh doanh hàng hóa dịch vụ mới,.. .Do đó, nhóm kiểm toán cần luôn luôn đề cao tính độc lập cũng như giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng. Những chỉ tiêu như tuổi nợ hay giá trị ước tính của khoản dự phòng đều cần được tính toán lại kể cả khi nhóm kiểm toán nhận định rằng kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng là tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận cho khoản phải thu và kiểm tra dự phòng P.THU khó đòi trong kiểm toán BCTC do các CTY kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 69 - 70)