Do yêu cầu bảo mật thông tin trong ngành kiểm toán là yêu cầu bắt buộc, nhiều người không sẵn sàng trả lời các câu hỏi khảo sát hay một số thông tin cá nhân, dẫn đến khó khăn trong quá trình thu thập mẫu và những phần phân tích không thể chỉ rõ tên các công ty kiểm toán. Thay vào đó, người viết phân loại thông tin thành từng nhóm có đặc điểm chung và tiến hành phân tích. Tuy nhiên, việc phân loại này chủ yếu dựa vào xét đoán cá nhân nên không mang tính chất tuyệt đối.
1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505 2. Chuan mực kiểm toán Việt Nam số 330 3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 4. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 5. Thông tư 200/2014/ TT-BTC
6. 228/2009/TT-BTC
7. Chuẩn mực kiểm toán số 540
8. Thủ tục kiểm toán các khoản phải thu ngắn hạn - dài hạn, 2018,
<https://www. auditboy. com/thu-tuc-kiem-toan-cac-khoan-phai-thu-ngan-han-dai- han/>, truy cập ngày 2/4/2019.
9. Trần Thùy Linh, 2017, Xác nhận công nợ phải thu trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-cac- khoan-du-phong-trong-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-do-cong-ty-co-phan-kiem-toan- va-dinh-gia-viet-nam-thuc-hien-51915.htm, truy cập ngày 2/4/2019.
10. Lưu Thị Hoan, 2017, Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện.
11. Nguyễn Thị Huyền Chi, 2007, Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng
BẢNG HỎI
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC GỬI THƯ XÁC NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG KHOẢN PHẢI ' THU KHÓ ĐÒI CỦA KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
Kính gửi: Anh/Chị
Em là sinh viên Khoa Ke toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng. Hiện nay em đang làm đề tài nghiên cứu về “Thực trạng áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận và đánh giá trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi của khoản mục phải thu khách hàng do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố tác động đến chất lượng của thủ tục gửi thư xác nhận về khoản phải thu và đánh giá trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện những thủ tục này. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát chỉ nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Rất mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của anh/chị.
Xin anh/chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: 1. Họ và Tên của Anh/Chị: ...
2. Tên công ty kiểm toán mà Anh/Chị đang công tác: ... 2: Vị trí công việc của Anh/Chị trong công ty hiện tại: ... 3: Số năm kinh nghiệm của Anh/Chị trong ngành kiểm toán?
□ Dưới 3 năm
□ 3-5 năm
□ Trên 5 năm
4: Anh/Chị đã có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương chưa:
□ Có
□ Chưa
Phần 2: Thông tin khảo sát về việc thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận (TXN) trong kiểm toán báo cáo tài chính
1: Anh/Chị đã kiểm toán khoản phải thu khách hàng ở bao nhiêu công ty:
□ Dưới 10 công ty
□ 10-20 công ty
□ Trên 20 công ty
2: Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, thủ tục gửi TXN được Anh/Chị thực hiện vào thời điểm:
□ Sau khi đạt được thỏa thuận sơ bộ với khách hàng
□ Sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
□ Khi thiết kế thủ tục kiểm toán
4: Mức độ áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận với các khách hàng trong quá trình kiểm toán khoản phải thu:
□ Với mọi khách hàng
□ Chỉ 1 số khách hàng có khoản phải thu lớn
□ Không áp dụng
5: Đối tượng được Anh/Chị lựa chọn để gửi TXN:
□ Các khoản phải thu có số dư lớn
□ Các khoản phải thu nghi ngờ sai sót/gian lận trọng yếu
□ Tất cả các khoản phải thu
6: Loại hình TXN mà các Anh/Chị thường sử dụng:
□ Phủ định
□ Khẳng định
□ Cả 2
□ Khác. Cụ thể:... 7 : Tỉ lệ TXN thu về so với gửi đi khi thực hiện thủ tục này là(%) :
8 : Chêch lệch số liệu giữa đơn vị được kiểm toán và TXN xảy ra:
□ Thường xuyên
□ Ít khi
□ Không có
9: Nếu TXN không được phản hồi, Anh/Chị có dùng thủ tục kiểm toán thay thế hay không:
□ Có
□ Không
10: Nếu có, thủ tục kiểm toán thay thế thường được thực hiện là:
□ Kiểm tra các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
□ Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các biên bản đối chiếu nợ của đơn vị
□ Kiểm tra chi tiết một số chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp trong năm
11: Khi có chêch lệch xảy ra, doanh nghiệp có thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên không?
□ Có
□ Không
□ Có 1 số doanh nghiệp điều chỉnh
12: Theo Anh/Chị, kết quả từ thủ tục gửi TXN có đáng tin cậy không?
□ Có
□ Không
Phần 3: Thông tin khảo sát về thực hiện thủ tục kiểm toán đánh giá trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi
14: Anh/Chị có thực hiện kiểm tra trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi khi kiểm toán khoản phải thu không:
□ Có
□ Không
15: Nếu có, tần suất áp dụng thủ tục này của Anh/Chị là:
□ Thường xuyên
□ Không thường xuyên
16: Khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, Anh/Chị đánh giá trích lập dự phòng vào thời điểm:
□ Sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
□ Sau khi đánh giá kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
□ Khi tiến hành kiểm toán khoản phải thu
17: Lý do của Anh/Chị đánh giá trích lập dự phòng vào thời điểm đó:
18: Anh/Chị dựa vào dấu hiệu nào để xem xét việc áp dụng thủ tục đánh giá các khoản phải thu khó đòi:
□ Giá trị khoản dự phòng so với tổng giá trị các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp là lớn
□ Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu không hiệu quả 19: Chêch lệch giữa giá trị dự phòng phải thu khó đòi của doanh nghiệp và tính toán của Anh/Chị:
□ Thường xuyên xảy ra
□ Ít khi xảy ra
□ Không bao giờ xảy ra
20: Nếu xảy ra chêch lệch thì giá trị khoản chêch lệch này thường:
□ Trọng yếu
□ Không trọng yếu
21: Khi có chêch lệch xảy ra, doanh nghiệp có thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên không:
□ Có
□ Không
□ Có 1 số doanh nghiệp điều chỉnh
22: Anh/Chị dựa vào điều kiện nào để đánh giá các khoản phải thu cần trích lập dự phòng? (có thể chọn nhiều đáp án)
□ Bên đối tác không còn khả năng thanh toán
□ Tất cả các đáp án
23: Những khoản dự phòng phải thu khó đòi nào cần được kiểm tra?
□ Tất cả các khoản dự phòng
□ Các khoản dự phòng có giá trị lớn
□ Các khoản dự phòng nghi ngờ sai sót, gian lận
24: Quá trình đánh giá trích lập dự phòng của Anh/Chị gồm những thao tác nào?(chọn nhiều đáp án)
□ Tìm hiểu chính sách tín dụng và các giả định mà đơn vị sử dụng để trích lập dự phòng.
□ Thảo luận với BGĐ về những thay đổi trong chính sách so với năm trước
□ Kiểm tra chi tiết các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng
□ Đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận mà đơn vị đã sử dụng
□ Thu thập bảng phân tích tuổi nợ để đối chiếu, kiểm tra và đề nghị trích lập bổ sung nếu cần
□ Xem xét các sự kiện có ảnh hưởng tới khoản phải thu khách hàng phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
25: Khó khăn của Anh/Chị trong quá trình kiểm tra các khoản dự phòng phải thu khó đòi:
25: Quan điểm của Anh/Chị về các quy định hiện tại liên quan đến đánh giá dự phòng khoản phải thu khó đòi:
Cảm ơn anh chị đã dành thời gian để điền thông tin vào bảng hỏi. Phản hồi của Anh/Chị là vô cùng quan trọng để tôi có cái nhìn toàn diện, chính xác về đối tượng nghiên cứu.