3.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu
Các chỉ tiêu sinh lý máu ở động vật trưởng thành là một số hằng định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển có thể do đặc điểm trao đổi chất ở các giai đoạn khác nhau nên những chỉ tiêu này biến đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của động vật. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của chim cút thí nghiệm ở giai đoạn 35 ngày tuổi để xem xét ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BLS đến số lượng hồng cầu, bạch cầu ở chim cút
Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Chỉ tiêu (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% Hồng cầu (×106/ mm3) 2,63 ± 0,15 5,85 1,96 ± 0,27 13,68 1,52 ± 0,22 14,52 Bạch cầu (nghìn/mm3) 16,45 ± 0,95 5,8 18,18 ± 0,86 4,74 19,10 ± 1,45 7,57 Hemoglobin (g%) 7,07 ± 0,31 4,32 6,60 ± 0,40 6,06 6,27 ± 0,25 4,02
Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy số lượng hồng cầu và bạch cầu có sự chênh lệch lớn giữa các lô:
Số lượng hồng cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là thấp nhất 1.52×106/ mm3, lô ĐC có số lượng hồng cầu cao nhất 2.63 x 106/ mm3,lô TN bổ sung 2% BLS có số lượng hồng cầu là 1.96 x 106/ mm3.
Số lượng bạch cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là cao nhất 19.10 nghìn/mm3; sau đó giảm sút ở lô TN bổ sung 2% BLS là 18.18 nghìn/mm3 và thấp nhất ở lô ĐC là 16.20 nghìn/mm3.
Số lượng bạch cầu cao chứng tỏ đã có đáp ứng tăng miễn dịch để chống lại tác động của các tác nhân gây bệnh.
Hàm lượng Hb giảm đi khá rõ rệt nhóm ĐC là 7.07g%, nhóm TN bổ sung 2% BLS hàm lượng Hb là 6.60g%, nhóm TN bổ sung 4% BLS có hàm lượng Hb thấp nhất 6.27g%.
3.2.2. Ảnh hưởng của BLS đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh protein huyết thanh
Albumin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên protein huyết thanh. Chính vì vậy mà trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein huyết thanh. Để đánh giá ảnh hưởng của BLS đến các chỉ tiêu sinh hóa máu. chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh (g/L)
Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Chỉ tiêu (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% Protein TP 30.70 ± 1.53 4.98 24.00 ± 1.00 4.17 23.00 ± 1.53 6.65 Albumin 16.00 ± 1.20 7.50 13.00 ± 0.80 6.15 11.70 ± 1.20 10.26 Globulin 14.33 ± 1.00 6.99 12.03 ± 1.00 8.31 12.00 ± 1.00 8.33 Tỷ lệ A/G 1.12 1.08 0.98
Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy ở 3 lô có sự chênh lệch rõ rệt về hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh. Ở lô ĐC có hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh cao nhất: Protein TP 30.70 g/L. Albumin 16.00g/L, globulin 14.33 g/L, lô TN bổ sung 4% BLS có hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh thấp nhất: Protein TP 23 g/L. Albumin 11.70g/L, globulin 12 g/L. Ở lô TN bổ sung 2% BLS có hàm lượng protein và tiểu phần protein huyết thanh: Protein TP 24 g/L, Albumin 13g/L, globulin 12.03 g/L.
Hàm lượng albumin phản ánh cường độ trao đổi chất. quá trình tạo hình và mức độ dinh dưỡng của cơ thể. Albumin tăng khi trạng thái cơ thế tốt, đồng hóa tốt protein. Hàm lượng albumin giảm chứng tỏ quá trình trao đổi chất đã bị ảnh hưởng.
Globulin chứa phần lớn kháng thể trong huyết thanh, các protein miễn kháng và khả năng chống bệnh của gia cầm nên có thể dùng như một chỉ tiêu đánh giá khả năng chống bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện sống.
Hệ số A/G lớn hơn 1 chất lượng máu tốt, ở lô TN bổ sung 4% BLS có hệ số A/G nhỏ hơn 1 chứng tỏ máu có sự biến đổi.
3.3. Đặc điểm hình thái tế bào gan ở chim cút
Gan là cơ quan lớn nằm trong khoang ngực giữa 2 cánh phổi, gan chia thành 2 thùy chính: thùy phải và thùy trái không có ranh giới rõ rang, mặt dưới gan có túi mật, tế bào gan chim cút được tạo bởi các tế bào hình đa diện, kích thước đồng đều, đa số tế bào có một nhân, một số có hai nhân, hạt nhân tròn, nhỏ, bắt màu sậm, rõ ranh giới trong chất nhân.
Quan sát hình thái tế bào gan ở lô ĐC thấy trong lòng tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy có chứa hồng cầu hình thoi: bào tương bắt màu đỏ của thuốc nhuộm eosin, nhân hồng cầu hình thoi hoặc dài, màu tím sẫm do bắt màu thuốc nhuộm hematoxylin. Các dây tế bào gan được tạo bởi các tế bào hình đa diện kích thước
khá đồng đều, đa số tế bào có một nhân, một số tế bào có hai nhân, màng nhân đồng đều, hạt nhân tròn, nhỏ, bắt màu sậm, rõ ranh giới trong chất nhân. Tiểu thùy gan chim cút không có ranh giới rõ rang, khó xác định hình dạng. Các dây tế bào xen các mao mạch nan hoa. Vùng khoảng cửa có mô liên kết bao quanh các ống mật, động mạch gan, tĩnh mạch cửa.
Quan sát hình thái tế bào gan ở lô TN bổ sung 2% BLS thấy xung quanh các mạch máu, rải rác các tế bào bào tương có hiện tượng hốc hóa (đường khoanh đỏ), bên cạnh đó xuất hiện nhiều tế bào hai nhân (đường khoanh xanh), mạch máu trong gan đầy máu. Biểu hiện giãn nhẹ tĩnh mạch cửa và mao mạch máu trong gan, có xuất hiện sự thay đổi kích thước và hình thái hồng cầu so với nhóm bình thường
Quan sát hình thái tế bào gan ở lô TN bổ sung 4% BLS thấy nhu mô gan có sự xâm nhiễm các đám tế bào viêm lớn gần các mạch máu. Tĩnh mạch cửa lòng rộng đầy tế bào, động mạch gan thành dày màu đỏ, lòng tròn đều, sáng màu, ống mật không có biểu hiện tổn thương.
Cấu trúc vi thể gan chim nhóm ĐC (Tiêu bản nhuộm H.E. vật kính x10)
Cấu trúc vi thể gan chim nhóm TN 2% BLS (nhuộm H.E. vật kính x20)
Vùng khoảng cửa trong gan chim nhóm TN 4% (H.E. vật kính x20)
Cấu trúc vi thể gan chim nhóm ĐC (Tiêu bản nhuộm H.E. vật kính x40).
Cấu trúc vi thể gan chim nhóm TN 2% BLS (nhuộm H.E. vật kính x40)
Gan chim nhóm TN 4%BLS (H.E. vật kính x20)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ