3.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu
Các chỉ tiêu sinh lý máu ở động vật trưởng thành là một số hằng định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển có thể do đặc điểm trao đổi chất ở các giai đoạn khác nhau nên những chỉ tiêu này biến đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của động vật. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của chim cút thí nghiệm ở giai đoạn 35 ngày tuổi để xem xét ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BLS đến số lượng hồng cầu, bạch cầu ở chim cút
Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Chỉ tiêu (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% Hồng cầu (×106/ mm3) 2,63 ± 0,15 5,85 1,96 ± 0,27 13,68 1,52 ± 0,22 14,52 Bạch cầu (nghìn/mm3) 16,45 ± 0,95 5,8 18,18 ± 0,86 4,74 19,10 ± 1,45 7,57 Hemoglobin (g%) 7,07 ± 0,31 4,32 6,60 ± 0,40 6,06 6,27 ± 0,25 4,02
Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy số lượng hồng cầu và bạch cầu có sự chênh lệch lớn giữa các lô:
Số lượng hồng cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là thấp nhất 1.52×106/ mm3, lô ĐC có số lượng hồng cầu cao nhất 2.63 x 106/ mm3,lô TN bổ sung 2% BLS có số lượng hồng cầu là 1.96 x 106/ mm3.
Số lượng bạch cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là cao nhất 19.10 nghìn/mm3; sau đó giảm sút ở lô TN bổ sung 2% BLS là 18.18 nghìn/mm3 và thấp nhất ở lô ĐC là 16.20 nghìn/mm3.
Số lượng bạch cầu cao chứng tỏ đã có đáp ứng tăng miễn dịch để chống lại tác động của các tác nhân gây bệnh.
Hàm lượng Hb giảm đi khá rõ rệt nhóm ĐC là 7.07g%, nhóm TN bổ sung 2% BLS hàm lượng Hb là 6.60g%, nhóm TN bổ sung 4% BLS có hàm lượng Hb thấp nhất 6.27g%.