3.1.1. Ảnh hưởng của bôt lá sắn đến tỷ lệ nuôi sống của cim cút
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thích nghi với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn chim cút. Bên cạnh đó tỷ lệ nuôi sống còn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sức sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong chăn nuôi chim cút, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đạt được năng suất cao thì cần phải nâng cao được tỷ lệ nuôi sống. Vì vậy, với bất kỳ một dòng, giống nào thì việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, người chăn nuôi phải chọn được giống tốt, thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh.
Tỷ lệ sống là tỷ lệ mà số chim còn sống được qua các độ tuổi, được tính từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi không có chim chết nữa. Đây là chỉ tiêu cần theo dõi hàng ngày trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Qua quá trình theo dõi 3 lô chim cút, chúng tôi có tỷ lệ nuôi sống của chim cút thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn chim cút qua các ngày tuổi (%) Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 91,42 91,42 94,28 94,28 94,28 94,28 2 100 91,42 100 94,28 100 94,28 3 100 91,42 100 94,28 100 94,28 4 100 91,42 100 94,28 100 94,28 5 100 91,42 100 94,28 100 94,28
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của chim cút giữa lô bổ sung BLS trong khẩu phần ăn và lô không bổ sung BLS đều có tỷ lệ nuôi sống khá cao. Trong đó lô thí nghiệm (bột lá sắn) có khẩu phần bổ sung 2% BLS và 4% BLS giai đoạn 1 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94.28%, còn lô ĐC có tỷ lệ nuôi sống là 91.42%. Giai đoạn 2 – 5 tuần tuổi lô TN khẩu phần bổ sung 2% BLS và 4% BLS có tỷ lệ nuôi sống trong tuần đều đạt 100%, nên tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến kết thúc thí nghiệm ở 5 tuần tuổi cũng duy trì ổn định ở lô bổ sung BLS đạt 94.28%, lô ĐC đạt 91.42%.
Như vậy, bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn cho chim cút với tỷ lệ 2 – 4% không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của chim cút, lô TN bổ sung 2% BLS vào khẩu phần ăn làm tăng tỷ lệ nuôi sống của chim cút.
3.1.2. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tích lũy của chim cút qua các tuần tuổi qua các tuần tuổi
Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo của chim cút trong một đơn vị thời gian nhất định. Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian như: 1 tuần tuổi, 1 tháng tuổi… sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích luỹ. Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của chim cút, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: khả năng sinh trưởng của chim cút phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Khối lượng của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/tuần) Lô TN Lô ĐC Lô 2% BLS Lô 4% BLS Tuần tuổi (X ±mX ) CV% ( X ± mX ) CV% ( X ± mX ) CV% Ss 10 ± 0,00 0,00 10 ± 0,00 0,00 10 ± 0,00 0,00 1 27,01 ± 0,04 0,99 27,49 ± 0,06 1,28 27,50 ± 0,05 1,19 2 37,50 ± 0,07 1,10 37,60 ± 0,07 1,16 37,50 ± 0,05 0,91 3 88,64 ± 0,25 1,64 90,80 ± 0,48 3,08 88,99 ± 0,30 1,97 4 148,82 ± 0,28 1,07 152,52 ± 0,63 2,37 146,51 ± 1,03 4,04 5 160,53 ± 0,22 0,79 164,09 ± 0,21 0,76 160,33 ± 0,17 0,61 Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể chim ở lô ĐC và lô TN bổ sung BLS đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi. Kết thúc lúc 2 tuần tuổi, chim của 2 lô có khối lượng tương đương nhau (từ 10 đến 37.6g/con). Như vậy, khối lượng của các lô cho thấy chất lượng đàn chim khi đưa vào thí nghiệm là tốt, đồng thời đảm bảo yêu cầu về nguyên tắc đồng đều.
Giai đoạn từ 2 đến 3 tuần tuổi: Lô TN bổ sung BLS được ăn khẩu phần có bổ sung 2% BLS khối lượng trung bình (90.80 g/con) cao hơn so lô ĐC (88.64 g/con) và lô TN bổ sung 4% BLS (88.99 g/con). Kết quả trên cho thấy bột lá sắn đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của chim cút.
Giai đoạn từ 3 - 5 tuần tuổi: Tỷ lệ bổ sung 4% BLS tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao hơn. Vì vậy, sinh trưởng của lô TN 4% sinh trưởng chậm hơn so với lô đối chứng và và lô TN bổ sung 2% BLS. Khoảng cách chênh lệch về khối lượng sau mỗi tuần thí nghiệm càng lớn hơn. Kết thúc lúc 5 tuần tuổi,
khối lượng trung bình của: lô ĐC là 160.53 g/con; lô TN bổ sung 2% BLS là 164.09 g/con; lô TN bổ sung 4% BLS là 160.33 g/con. Kết quả trên cho thấy khẩu phần ăn chứa 2% bột lá sắn có tác động tốt đến sinh trưởng của chim cút ở giai đoạn 22 – 35 ngày tuổi.
Hệ số biến dị của lô ĐC dao động trong khoảng 0.79% đến 1.64%. lô TN bổ sung 2% BLS dao động trong khoảng từ 0.76 % đến 3.08%. lô TN bổ sung 4% BLS 0.61% đến 4.04%. Điều này được thể hiện rõ qua đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim cút (Hình 3.1).
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim cút
3.1.3. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi qua các tuần tuổi
Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo
sát. Chỉ tiêu này nói lên mức độ tăng khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng.
Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tuần tuổi, đã thu được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các độ tuổi khác nhau (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Lô TN (g/con/ ngày) Tuần tuổi Lô ĐC (g/con/ ngày) 2% BLS 4% BLS 1 1,24 1,31 1,27 2 3,01 3,45 3,07 3 5,58 5,68 5,62 4 6,55 7,64 7,20 5 6,03 5,56 5,24
Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của chim cút giai đoạn đầu 0 – 2 tuần tuổi ở 3 lô còn thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, cả 3 lô đều tăng khối lượng nhưng sự chênh lệch không đáng kể.
Giai đoạn từ 2 đến 4 tuần tuổi: Lô TN bổ sung 2% BLS tăng khối lượng trung bình từ 7.64 g/con/ngày lớn hơn lô ĐC 6.55 g/con/ngày và lô TN bổ sung 4% BLS 7.20 g/con/ngày. Như vậy, khẩu phần ăn chứa 2% BLS ở giai đoạn 2 – 4 tuần tuổi có ảnh hưởng tốt đến khả năng tăng khối lượng của chim.
Giai đoạn 4 - 5 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của chim giảm xuống, (lô đối chứng là 6.03 g/con/ngày; lô TN bổ sung 2% BLS là 5.56
g/con/ngày; lô TN bổ sung 4% BLS 5.24 g/con/ngày). Điều đó cho thấy 4 tuần đầu chim phát triển và khả năng sản xuất thịt thương phẩm tốt vì vậy cần chú trọng chăm sóc nuôi dưỡng đàn chim tốt trong giai đoạn này để nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi chim cút thịt. BLS làm tăng khối lượng của chim.
Để thấy rõ hơn điều này. chúng tôi đã thể hiện qua hình 3.2.
Hình 3.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của chim cút
Hình 3.2 cho thấy, sinh trưởng của chim cút giảm ở tuần thứ 2 do ở tuần 1 chim non yếu tập ăn tăng dần theo tuần tuổi từ 1 - 4 tuần tuổi, sau đó giảm dần ở tuần 5. Điều này cho thấy chim cút sinh trưởng mạnh ở giai đoạn 4 tuần tuổi, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể xuất bán ở giai đoạn này.
3.1.4. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng khối lượng của chim cút tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất.
Qua theo dõi sinh trưởng của chim cút ở các giai đoạn, đã thu được kết quả về sinh trưởng tương đối. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của chim cút qua các ngày tuổi (%)
Lô TN (%) Tuần tuổi Lô ĐC (%)
2% BLS 4% BLS 1 65,36 65,43 65,39 2 74,89 81,33 75,95 3 64,45 67,04 65,13 4 45,49 49,36 47,02 5 29,15 25,20 24,17
Số liệu bảng 3.4 cho thấy sinh trưởng tương đối của chim cút ở cả 3 lô (lô ĐC, lô TN bổ sung 2% BLS và lô TN bổ sung 4% BLS) từ 1 – 3 tuần tuổi là cao nhất sau đó giảm dần qua các tuần tuổi và sự giảm này tuân theo quy luật sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, sự tăng giảm này không đều ở một số thời điểm. Theo chúng tôi sự tăng giảm này tương ứng với sự "tăng
trọng bù" của sinh trưởng tuyệt đối.
Nhìn chung. ở 5 tuần tuổi nên xuất bán chim bởi sinh trưởng của chim tương đối thấp, kéo dài thời gian nuôi thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của chim cút
Hình 3.3 cho thấy, sinh trưởng tương đối của chim cút từ 3 tuần tuổi trở đi có sự giảm dần theo tuổi. Điều này tuân theo quy luật sinh trưởng của chim.
3.1.5. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến tiêu thụ thức ăn của chim cút
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của chim, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng, nó ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của chim.
Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày có liên quan đến mức năng lượng và protein trong khẩu phần.
Bảng 3.5. Tiêu thụ thức ăn của chim cút thí nghiệm (g/con/ngày)
Lô TN (%) Tuần tuổi Lô ĐC (%)
2% BLS 4% BLS 1 5,72 5,71 5,70 2 7,19 7,17 7,15 3 15,62 14,57 14,50 4 20,47 20,02 18,71 5 24,06 23,72 23,50
Số liệu bảng 3.5 cho thấy tiêu thụ thức ăn của chim cút tăng dần qua các tuần tuổi. Ở lô ĐC tăng từ 5.72g đến 24.06g; lô TN bổ sung 2% BLS tăng từ 5.71g đến 23.72g; lô TN bổ sung 4% BLS tăng từ 5.07g đến 23.50g. Tiêu thụ thức ăn ở lô TN bổ sung 4% BLS thấp hơn so với lô ĐC và lô bổ sung 2% BLS. Tiêu thụ thức ăn đạt cao nhất ở giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi, điều này là phù hợp với sinh trưởng tuyệt đối của gia cầm.
Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe.
3.2. Ảnh hưởng của BLS đến chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của chim cút 3.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu 3.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu
Các chỉ tiêu sinh lý máu ở động vật trưởng thành là một số hằng định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển có thể do đặc điểm trao đổi chất ở các giai đoạn khác nhau nên những chỉ tiêu này biến đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của động vật. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của chim cút thí nghiệm ở giai đoạn 35 ngày tuổi để xem xét ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BLS đến số lượng hồng cầu, bạch cầu ở chim cút
Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Chỉ tiêu (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% Hồng cầu (×106/ mm3) 2,63 ± 0,15 5,85 1,96 ± 0,27 13,68 1,52 ± 0,22 14,52 Bạch cầu (nghìn/mm3) 16,45 ± 0,95 5,8 18,18 ± 0,86 4,74 19,10 ± 1,45 7,57 Hemoglobin (g%) 7,07 ± 0,31 4,32 6,60 ± 0,40 6,06 6,27 ± 0,25 4,02
Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy số lượng hồng cầu và bạch cầu có sự chênh lệch lớn giữa các lô:
Số lượng hồng cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là thấp nhất 1.52×106/ mm3, lô ĐC có số lượng hồng cầu cao nhất 2.63 x 106/ mm3,lô TN bổ sung 2% BLS có số lượng hồng cầu là 1.96 x 106/ mm3.
Số lượng bạch cầu ở lô TN bổ sung 4% BLS là cao nhất 19.10 nghìn/mm3; sau đó giảm sút ở lô TN bổ sung 2% BLS là 18.18 nghìn/mm3 và thấp nhất ở lô ĐC là 16.20 nghìn/mm3.
Số lượng bạch cầu cao chứng tỏ đã có đáp ứng tăng miễn dịch để chống lại tác động của các tác nhân gây bệnh.
Hàm lượng Hb giảm đi khá rõ rệt nhóm ĐC là 7.07g%, nhóm TN bổ sung 2% BLS hàm lượng Hb là 6.60g%, nhóm TN bổ sung 4% BLS có hàm lượng Hb thấp nhất 6.27g%.
3.2.2. Ảnh hưởng của BLS đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh protein huyết thanh
Albumin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên protein huyết thanh. Chính vì vậy mà trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein huyết thanh. Để đánh giá ảnh hưởng của BLS đến các chỉ tiêu sinh hóa máu. chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh (g/L)
Lô TN Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Chỉ tiêu (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% (X ±mX ) CV% Protein TP 30.70 ± 1.53 4.98 24.00 ± 1.00 4.17 23.00 ± 1.53 6.65 Albumin 16.00 ± 1.20 7.50 13.00 ± 0.80 6.15 11.70 ± 1.20 10.26 Globulin 14.33 ± 1.00 6.99 12.03 ± 1.00 8.31 12.00 ± 1.00 8.33 Tỷ lệ A/G 1.12 1.08 0.98
Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy ở 3 lô có sự chênh lệch rõ rệt về hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh. Ở lô ĐC có hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh cao nhất: Protein TP 30.70 g/L. Albumin 16.00g/L, globulin 14.33 g/L, lô TN bổ sung 4% BLS có hàm lượng protein TP và tiểu phần protein huyết thanh thấp nhất: Protein TP 23 g/L. Albumin 11.70g/L, globulin 12 g/L. Ở lô TN bổ sung 2% BLS có hàm lượng protein và tiểu phần protein huyết thanh: Protein TP 24 g/L, Albumin 13g/L, globulin 12.03 g/L.
Hàm lượng albumin phản ánh cường độ trao đổi chất. quá trình tạo hình và mức độ dinh dưỡng của cơ thể. Albumin tăng khi trạng thái cơ thế tốt, đồng hóa tốt protein. Hàm lượng albumin giảm chứng tỏ quá trình trao đổi chất đã bị ảnh hưởng.
Globulin chứa phần lớn kháng thể trong huyết thanh, các protein miễn kháng và khả năng chống bệnh của gia cầm nên có thể dùng như một chỉ tiêu đánh giá khả năng chống bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện sống.
Hệ số A/G lớn hơn 1 chất lượng máu tốt, ở lô TN bổ sung 4% BLS có hệ số A/G nhỏ hơn 1 chứng tỏ máu có sự biến đổi.
3.3. Đặc điểm hình thái tế bào gan ở chim cút