Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tích lũy của chim cút qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút​ (Trang 45 - 47)

3.1. Ảnh hưởng của bôt lá sắn đến sinh trưởng của chim cút

3.1.2. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tích lũy của chim cút qua

qua các tuần tuổi

Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo của chim cút trong một đơn vị thời gian nhất định. Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian như: 1 tuần tuổi, 1 tháng tuổi… sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích luỹ. Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của chim cút, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: khả năng sinh trưởng của chim cút phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khối lượng của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/tuần) Lô TN Lô ĐC Lô 2% BLS Lô 4% BLS Tuần tuổi (X ±mX ) CV% ( X ± mX ) CV% ( X ± mX ) CV% Ss 10 ± 0,00 0,00 10 ± 0,00 0,00 10 ± 0,00 0,00 1 27,01 ± 0,04 0,99 27,49 ± 0,06 1,28 27,50 ± 0,05 1,19 2 37,50 ± 0,07 1,10 37,60 ± 0,07 1,16 37,50 ± 0,05 0,91 3 88,64 ± 0,25 1,64 90,80 ± 0,48 3,08 88,99 ± 0,30 1,97 4 148,82 ± 0,28 1,07 152,52 ± 0,63 2,37 146,51 ± 1,03 4,04 5 160,53 ± 0,22 0,79 164,09 ± 0,21 0,76 160,33 ± 0,17 0,61 Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể chim ở lô ĐC và lô TN bổ sung BLS đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi. Kết thúc lúc 2 tuần tuổi, chim của 2 lô có khối lượng tương đương nhau (từ 10 đến 37.6g/con). Như vậy, khối lượng của các lô cho thấy chất lượng đàn chim khi đưa vào thí nghiệm là tốt, đồng thời đảm bảo yêu cầu về nguyên tắc đồng đều.

Giai đoạn từ 2 đến 3 tuần tuổi: Lô TN bổ sung BLS được ăn khẩu phần có bổ sung 2% BLS khối lượng trung bình (90.80 g/con) cao hơn so lô ĐC (88.64 g/con) và lô TN bổ sung 4% BLS (88.99 g/con). Kết quả trên cho thấy bột lá sắn đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của chim cút.

Giai đoạn từ 3 - 5 tuần tuổi: Tỷ lệ bổ sung 4% BLS tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao hơn. Vì vậy, sinh trưởng của lô TN 4% sinh trưởng chậm hơn so với lô đối chứng và và lô TN bổ sung 2% BLS. Khoảng cách chênh lệch về khối lượng sau mỗi tuần thí nghiệm càng lớn hơn. Kết thúc lúc 5 tuần tuổi,

khối lượng trung bình của: lô ĐC là 160.53 g/con; lô TN bổ sung 2% BLS là 164.09 g/con; lô TN bổ sung 4% BLS là 160.33 g/con. Kết quả trên cho thấy khẩu phần ăn chứa 2% bột lá sắn có tác động tốt đến sinh trưởng của chim cút ở giai đoạn 22 – 35 ngày tuổi.

Hệ số biến dị của lô ĐC dao động trong khoảng 0.79% đến 1.64%. lô TN bổ sung 2% BLS dao động trong khoảng từ 0.76 % đến 3.08%. lô TN bổ sung 4% BLS 0.61% đến 4.04%. Điều này được thể hiện rõ qua đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim cút (Hình 3.1).

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim cút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)