Vai trò của sắc tố đối với vật nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút​ (Trang 33)

Carotenoid có vai trò quan trọng đối với vật nuôi, đặc biệt đối với gia cầm thì nó có ảnh hưởng rất lớn. Làm cho gia cầm phát triển nhanh hơn, tăng chất lượng thịt cũng như sản lượng và chất lượng trứng.

* Vai trò của sắc tố đối với gia cầm nuôi lấy trứng:

Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn [28]. Đối với khẩu phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá thực vật [27]. Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll thì có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu. Cơ, Gan, chất béo, da, lông của chúng [24]. Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ [24]; [25]. Sau khi thu nhận được sắc tố có từ thức ăn thì gà đẻ có thể huy động từ 20 - 60% tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ [22]. Do đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll. Ngày nay, các oxycarotenoid được phân lập từ thực vật, tảo và nấm được sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh giá là rất tốt [33], còn có các loại sắc tố tổng hợp thì ít được sử dụng và thậm chí còn bị cấm ở một số nước. Khi sử dụng ngô đến 50% khẩu phần thì sắc tố có trong ngô có thể cho màu sắc lòng đỏ đạt từ 5.6 - 7 điểm và tương đương với lòng đỏ ở mức bình thường theo thang điểm màu của Roche [27]. Nhưng yêu cầu của các nước châu Mỹ thì màu sắc lòng đỏ phải đạt thang điểm từ 7 – 10, còn châu Âu và châu Á là 10 - 14 theo thang điểm của Roche. Như vậy, nếu chỉ sử dụng khẩu phần tự nhiên để cung cấp sắc tố cho lòng đỏ thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu nêu trên, ngoài ra oxycarotenoid còn dễ bị biến tính do tác động của các nhân tố gây oxy hóa như ánh sang, nhiệt độ hay quá trình đề hydrat và điều kiện bảo quản nên việc thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và trong sản phẩm chăn nuôi là khó tránh khỏi. Sắc tố không chỉ phụ thuộc vào tổng số

được hấp thụ vào trong cơ thể. Thức ăn có hàm lượng các sắc tố đỏ thấp nếu được thêm vào các sắc tố màu vàng với hàm lượng cao kết quả làm màu sắc lòng đỏ đậm hơn, khi bổ sung vào khẩu phần cơ sở canthaxanthin làm cho lòng đỏ trứng có màu sắc vàng nhạt thành màu đỏ tươi. Vì vậy, để đạt được màu sắc mong muốn của lòng đỏ, việc bổ sung sắc tố màu vàng và canthaxanthin trong khẩu phần phải dựa vào tính toán tỷ lệ ban đầu của xanthophyll tự nhiên sẵn có trong thức ăn. Nguyên liệu trong thức ăn chẳng hạn như ngô và bột cỏ alfalfa có chứa một lượng đáng kể xanthophyll vàng, ví dụ như lutein và zeaxanthin, Xanthophyll đỏ (Capsanthin, capsorubin) chỉ được tìm thấy trong ớt (Capsicum annuum, ớt) nhưng hiệu quả của sắc tố này chỉ bằng một nửa đến 3 phần tư của canthaxanthin. Sau khi cho gà đẻ ăn thức ăn có chứa 2 - 6 mg canthaxanthin/kg thức ăn, màu lòng đỏ đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 10 và hàm lượng canthaxanthin trong lòng đỏ trứng được đo giữa ngày 19 và 25 là như nhau, điều đó phản ánh mối quan hệ ổn định giữa canthaxanthin trong thức ăn và lòng đỏ trứng. Để trứng tươi đạt điểm 14 hàm lượng canthaxanthin cao nhất được tìm thấy trong trứng tương ứng là 0.35mg/quả hay 5.9mg/kg trứng. Vì vậy, cần phải tính toán hàm lượng sắc tố trong thức ăn để đáp ứng được sự tích tụ sắc tố với hàm lượng nêu trên trong lòng đỏ trứng. Nói chung, mức bổ sung carotenoid tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi có thể thay đổi từ 0 - 8 mg/kg thức ăn cho cả bột màu vàng và đỏ, tổng cả hai loại là từ 10 - 15mg/kg khẩu phần. Astaxanthin tự nhiên cũng được các nhà sản xuất thức ăn cho gà sử dụng để làm tăng sắc tố lòng đỏ. Ngoài ra nó còn có nhiều lợi ích khác như; giảm tỷ lệ chết của gà, tăng khả năng sinh sản và cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài sản xuất trứng tăng lên thì các bệnh nhiễm trùng do Salmonella lại giảm đang kể.

* Vai trò của sắc tố với gia cầm nuôi thịt:

Hầu hết các nước Châu Âu, các carotenoid không được sử dụng để làm tăng sắc tố da ở gia cầm vỗ béo. Tuy nhiên, ở một số vùng người tiêu dùng quan tâm đến màu thịt gia cầm có sắc tố màu vàng. Do đó các thức ăn giàu

carotenoid tự nhiên như ngô và cúc vạn thọ, cũng như canthaxanthin được sử dụng trong khẩu phần ăn. Đối với một số nước châu Á và châu Mỹ la tinh, người ta cũng quan tâm tới vấn đề về màu sắc trứng gia cầm và màu sắc da gà. Tuy nhiên, mức độ thị hiếu của người tiêu dùng về màu sắc ít được công bố trên các tài liệu nghiên cứu.

Đối với gà thịt, sắc chất apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà [27]. Khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt tăng, do đó làm tăng chất lượng của thịt gà, cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt [26]. Nhưng trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bị nuôi nhốt và được ăn thức ăn hỗn hợp không đủ lượng sắc chất nên đã làm giảm màu sắc da và thịt gà, làm mất đi hương vị thơm ngon của thịt gà [27]; [31].

Để thịt của gà có màu vàng tươi, thì nồng độ của sắc tố trong thức ăn phải cao hơn so với nồng độ sắc tố trong thức ăn của gà mái đẻ. Đó là bởi vì tỷ lệ lắng đọng sắc tố trong da và mỡ dưới da gà thịt thấp hơn so với lòng đỏ trứng. Màu tốt nhất sử dụng cho gà thịt là màu vàng. Vì thế sắc tố được sử dụng là lutein (màu vàng) và zeaxanthin (màu da cam), xanthophylls.

Đối với màu lông của chim: trong thực vật là các loại tảo, carotenoid thực vật là một phần của quá trình quang hợp cùng với chất diệp lục. Một số động vật có thể ăn một số carotenoid khác nhau nhưng ban đầu phải nhận được carotenoid từ khẩu phần ăn của chúng.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc chất trong thức ăn và cải thiện độ vàng của lòng đỏ trứng, da, thịt, đồng thời làm tăng hương vị thịt của gia cầm, người ta đã bổ sung sắc chất tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc chất vào thức ăn. Sắc chất tổng hợp tuy cải thiện được màu của lòng đỏ trứng và da gà nhưng không cải thiện được hương vị thịt, bên cạnh đó một số sắc chất tổng hợp còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, người ta hướng tới việc sản xuất bột lá thực vật giàu sắc chất hoặc chiết xuất sắc chất từ thực vật,

nấm bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Các loại bột lá cây thức ăn xanh thường được sản xuất là bột hoa cúc, bột lá keo giậu, bột cỏ alfalfa, bột cỏ stylo, bột cỏ medicago, bột cỏ mục túc, bột lá sắn.…Ở Việt Nam, sắn là một cây trồng có tiềm năng cho việc sản xuất bột lá thực vật. Diện tích trồng sắn hàng năm ở nước ta vào khoảng gần 600.000 ha, chỉ riêng tận thu ngọn, lá khi thu củ sắn cũng có thể sản xuất được gần 5 triệu tấn bột lá. Việc trồng sắn thu lá cũng có nhiều hứa hẹn, có thể thu được khoảng 30 tấn lá tươi và sản xuất được trên dưới 8 tấn bột lá/ha/năm. Lá sắn dễ phơi khô, bột lá sắn giàu carotenoid, xanthophyll và protein. Vì vậy, nó không chỉ là nguồn bổ sung sắc chất mà còn là nguồn cung cấp protein cho gia súc và gia cầm.

1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi gia cầm bằng thức ăn hỗn hợp ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cùng với việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, ngành chăn nuôi đứng trước cơ hội và thách thức mới. Điều đó đòi hỏi ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tăng nhanh cả về quy mô, sản lượng, hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy trong những năm gần đây có nhiều nhà khoa học nghiên cứu chế biến và sử dụng bột lá trong chăn nuôi.

Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Kết quả nghiên cứu chế biến bột lá sắn để nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn thịt cho kết quả tốt. Tác giả đã kết luận về tỷ lệ bột lá sắn tối đa trong khẩu phần tới 20% ở lợn thịt, 10% ở gà thịt [2].

Gia súc thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc khi cho ăn liên tiếp những lượng nhỏ HCN và thường xuyên nhưng gan vẫn có khả năng giải độc HCN nhờ vào lưu huỳnh trong axit amin để tạo ra thiocianat ít độc hơn HCN [4].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Khi sử dụng bột sắn ở các mức khác nhau từ 10% đến 30% bổ sung vào khẩu phần cơ sở của gà, kết quả thu được không ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất chuồng cuối kỳ của gà [4].

Khi bổ sung 10% bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thì quá trình tăng trưởng, phát triển diễn ra bình thường, ngoài ra nó còn làm cho màu da vàng hơn [15]. Nghiên cứu thay thế khẩu phần thức ăn ngô bằng khẩu phần bột củ và lá sắn vào khẩu phần của các loài chim kết quả nghiên cứu đã có kết luận mức độ bổ sung lên đến 50% bột sắn trong khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng hay chất lượng trứng. Sự suy giảm sắc tố lòng đỏ trứng đã được phục hồi nhờ xanthophylls có trong lá sắn [9].

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng. địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống chim cút Nhật Bản giai đoạn nuôi lấy thịt từ 1 – 35 ngày tuổi. - Bột lá sắn ngọt.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Hộ nông dân tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.

- Phòng thí nghiệm, Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5 năm 2015 - Tháng 3 năm 2016

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân lô so sánh

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố tuổi, tính biệt, số lượng, mật độ, mùa vụ…chỉ khác nhau ở các thí nghiệm đó là thức ăn. Nhân tố thí nghiệm là bột lá sắn và tỷ lệ cân đối bột lá sắn trong thức ăn hỗn hợp của chim cút theo sơ đồ bố trí thí nghiệm sau: Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN Chỉ tiêu Lô ĐC 2% BLS 4% BLS Giống chim cút Nhật Bản Nhật Bản Nhật bản Số lượng 35 35 35 Số lần lặp lại thí nghiệm 3 3 3 Thức ăn 1- 35 ngày 100% KPCS 98% KPCS + 2% BLS 96% KPCS + 4% BLS

Bảng 2.2.Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn của chim cút

Khẩu phần không có bột lá sắn Khẩu phần có bột lá sắn

Ngô (g) Ngô (g)

Khô đậu tương (g) Khô đậu tương (g)

Bột cá (g) Bột cá (g)

Dầu đậu nành (g) Dầu đậu nành (g)

Methionin(g) Methionin(g)

Muối ăn (g) Muối ăn (g)

ĐCP (g) ĐCP (g)

Premix (g) Premix (g)

Bột lá sắn (g)

2.2.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng - Tỉ lệ nuôi sống

Hằng ngày theo dõi chặt chẽ số chim cút chết. ghi chép đầy đủ. cụ thể. qua đó tính được tỉ lệ nuôi sống từng tuần. và cả đợt theo công thức:

Số cuối tuần (con) Tỷ lệ nuôi sống qua các

tuần tuổi (%) = Số đầu tuần (con) × 100 Số cuối kì (con)

Tỷ lệ nuôi sống

trong kì (%) = Số đầu kì (con) × 100

- Khối lượng của chim cút qua các độ tuổi (g)

Cách 7 ngày cân một lần. cân tất cả số chim cút thí nghiệm để xác định khối lượng sống trung bình của đàn qua các độ tuổi. Sử dụng cân có độ chính xác đến 0.1g

Tổng khối lượng chim được cân (g) Khối lượng trung bình =

Số chim được cân (g) × 100 - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày):

Sinh trưởng tuyệt đối: Được xác định bằng sự tăng lên về khối lượng. kích thước trong một đơn vị thời gian.

W1 - W0

A(g/con/ngày) = t1 - t0

- Sinh trưởng tương đối (%)

Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật qua một khoảng thời gian nào đó.

W1 - W0

R (%) = x 100 W1 + W0

2 Trong đó:

A - Sinh trưởng tuyệt đối R - Sinh trưởng tương đối

W1- Khối lượng, kích thước ở thời điểm cuối khảo sát W0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm bắt đầu khảo sát

t1 - Thời gian kết thúc khảo sát t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát 2.2.2.2. Khả năng thu nhận thức ăn

Tổng số thức ăn thu nhận của chim (g) Khả năng thu nhận thức ăn (g) =

Tổng số ngày nuôi x Số chim bình quân - Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng khối lượng:

Khối lượng TĂ tiêu tốn trong tuần (kg) Tiêu tốn TĂ/ kg tăng KL

(kg) trong tuần = Khối lượng chim cút tăng (kg)

Khối lượng TĂ tiêu tốn trong kì (kg) Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL(kg)

cộng dồn = Tổng khối lượng chim cuối kì (kg) Tổng khối lượng chim non 1 ngày

tuổi(kg) [4] 2.2.2.3. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý. sinh hoá máu

- Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu bằng máy Celltac F. - Xác định protein tổng số trong huyết thanh và các tiểu phần protein như albumin, globulin, tỷ lệ A/G bằng máy xét nghiệm sinh hóa máu.

2.2.3. Phương pháp làm tiêu bản nhuộm H.E

Chúng tôi tiến hành làm tiêu bản nhu mô gan ở chim cút gồm các bước như sau:

Bước 1: Lấy mẫu gan chim cút ở lô ĐC, lô TN 2% BLS và lô TN 4% BLS (3 mẫu/lô).

Bước 2: Cố định mẫu trong dung dịch Boin pha sẵn 48 giờ. Bước 3: Rửa mẫu dưới vòi nước chảy tự động 48 giờ.

Bước 4: Ngâm mẫu trong cồn 800 chuyển qua 3 lọ, lọ 1: 800; lọ 2: 800; lọ 3: 800, chuyển ngâm trong cồn 900 chuyển qua 3 lọ: lọ 1: 900; lọ 2: 900; lọ 3: 900, chuyển ngâm cồn 1000 chuyển qua 3 lọ: lọ 1: 1000; lọ 2: 1000; lọ 3: 1000. Thời gian mỗi lần ngâm chuyển lọ là 2 giờ.

Bước 5: Ngâm mẫu trong xylon lần lượt chuyển qua 2 lọ, thời gian mỗi lần chuyển lọ là 2 giờ.

Bước 6: Ngâm mẫu trong nến để trong tủ ấm ở nhiệt độ 560C chuyển qua 2 lọ, thời gian chuyển lọ trong 2 giờ.

Bước 7: Đúc tổ chức gan trong nến.

Bước 8: Cắt tiêu bản bằng máy cắt chuyên dụng. Bước 9: Nhuộm tiêu bản

- Tẩy nến bằng suylon trong tủ ấm ở nhiệt độ 600C thời gian là 4 giờ. - Tẩy suylon bằng cồn 1000.

- Tẩy cồn bằng nước thường.

- Nhuộm mẫu bằng hematoxylin trong 5 phút sau đó rửa nước.

- Nhuộm mẫu bằng eozin trong 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước, rửa qua cồn 900, cồn 1000, rửa qua xylem, sau đó dán lamen bằng bomcanada.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học (sử dụng phần mềm Minitab) với các chỉ số X , mX , CV(%) [18].

2.3. Cách lựa chọn chim cút thí nghiệm

Chọn mua chim cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ, cút con phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, tỉ lệ nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều, tránh đồng huyết.

2.4. Cách chế biến bột lá sắn thin nghiệm

Lựa chọn lá sắn bánh tẻ, không quá non, không quá già. Sấy khô lá sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)