Thứ nhất, do công ty thiếu nguồn nhân lực trong bộ phận quản lý kiểm xoát rủi ro. Vì thế, hạn chế về nguồn lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực làm cho Công ty thiếu đi chuyên gia về rủi ro khi nhận diện, phân tích cũng như đánh giá rủi ro mà công ty đã và đang gặp phải để đưa ra hướng đi đúng đắng cho Công ty sau này. Việc thiếu nhân lực trong ban kiểm soát cũng đang gây ra sự thiếu tin cậy trong phân tích rủi ro
Thứ hai, Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng chưa xác định được phương hướng chính xác mà công ty cần trong công tác tài trợ rủi ro. Hiện tại bởi vì công ty chưa kết hợp được các phương pháp phòng tránh rủi ro một cách hợp lý nhất trong quá trình kiểm soát và chưa đưa ra những phương pháp phù hợp với tình hình rủi ro của Công ty hiện tại.
Thứ ba, Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng chưa sẵn sàng công khai về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu đến từng nhân viên là rất thấp.
Dựa vào khảo sát chỉ có 15 cán bộ trong ban kiểm soát mới biết được những rủi ro mà Công ty gặp phải ngoài ra các nhân viên ở bộ phận khác hầu như là không nắm được vấn đề này. Việc công khai rủi ro sẽ giúp cho những nhân viên, những bộ phận khác trong cùng một doanh nghiệp rút được kinh nghiệm trong các hoạt động xuất khẩu có thể gây ra rủi ro.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH THUỐC LÁ ĐÀ NẴNG 3.1. Cơ sở ban đầu hình thành giải pháp
3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty
Định hướng đổi mới mạnh mẽ hệ thống công cụ quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng đối với các công ty thành viên để vận hành bộ máy với hiệu quả cao, đây là những yêu cầu tất yếu và quan trọng đối với quá trình sau cổ phần hóa.
Định hướng hoạt động tái cơ cấu các công ty thuốc lá như diễn ra tại Công ty Thuốc lá Đà Nẵng cũng là bước đi cụ thể nhằm thực hiện Đề án tái tái cấu trúc Theo hướng này, các công ty thành viên sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con mà cụ thể Công ty Thuốc lá Thăng Long đóng vai trò Công ty Mẹ, là đầu mối sắp xếp các công ty sản xuất thuốc lá điều ở miền trung là Công ty Thuốc lá Đà Nẵng sẽ là các công ty con.
Định hướng tiếp của công ty tục phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; phối hợp trong lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; đóng góp ngân sách Nhà nước, công tác an sinh xã hội, trở thành một doanh nghiệp vững mạnh tại thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu đề ra tại Quyết định của Bộ Công Thương phê duyệt Chiến lược phát triển công ty Thuốc lá Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 như sau:
-Theo Chiến lược, tổng doanh thu năm 2025 dự kiến đạt mức 3.420 tỷ đồng, đến năm 2030 dự kiến đạt 4.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 1,9%/năm, tăng trưởng bình quân 2020-2030 đạt 4,3%/năm.
- Phấn đấu nộp ngân sách đến năm 2025 dự kiến đạt 1.4500 tỷ đồng, đến năm 2030 dự kiến đạt 1.8200 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 ước đạt 20 triệu USD, đến năm 2030 ước đạt 21 triệu USD…
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các nhà xưởng; tự động hóa hệ thống kho tàng, vận chuyển phù hợp với máy móc thiết bị hiện đại.
3.1.2. Định hướng xuất khẩu Thuốc lá tại công ty thời gian đến
Định hướng Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng trở thành đầu mối tổ chức sắp xếp, thúc đẩy ngành thuốc lá Việt Nam nói chung và ngành thuốc lá tại miền trung nói riêng phát triển theo hướng có quy mô lớn, công nghệ hiện đại; cạnh tranh được với các tập đoàn nước ngoài, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu củng cố các mối quan hệ với các đối tác xuất khẩu lâu năm, tiếp tục tìm kiếm và khai tách thêm ở các thị trường mới và các đối tác xuất khẩu mới. Thị trường mục tiêu là các nước đang phát triển tại các khu vực Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Trung Mỹ, Đông Nam Á.
Hợp tác quốc tế trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, không làm tăng năng lực sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, chống thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu
Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, hợp tác hoặc gia công cho nước ngoài.
Tiếp tục hợp tác với các Tập đoàn BAT, Philip Morris, Imperial, Japan Tobacco sản xuất các nhãn thuốc lá quốc tế đã được cấp phép dưới hình thức liên doanh, hợp tác và li - xăng. Hợp tác sản xuất thêm một số nhãn mác quốc tế để thay thế thuốc lá nhập lậu.
3.2. Các giải pháp Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của côngty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng
3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tại công ty
Đặc biệt, vấn đề gây khó khăn cho việc nhận dạng rủi ro của công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng đó là quá trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Công ty không phân chia từng bộ phận quản lý rủi ro ho công ty cụ thể dành riêng cho việc quản trị rủi ro. Chình vì vậy, đầu tiên công ty cần phải thành lập bộ phận nhận diện rủi ro để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong từng bộ phận nói chung và nhận diện rui ro nói riêng.
Mặc khác, vì chưa phân bổ cụ thể các bộ phận quản trị rủi ro nên nguồn nhân lực quản lý rủi ro của công ty còn thiếu và chưa có chuyên môn để nhận dạng rủi ro,
đặc biệt Các chuyên gia rủi ro có chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Vì vậy, để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực về lâu dài công ty cần phải tích cực tuyển dụng các chuyên gia về rủi ro mới cần, ngoài ra công ty cần phát triển và thực hiện một kế hoạch chương trình đào tạo chuyên sâu về kiến thức rủi ro cho các nhà quản trị của công ty nói chung và nhà quản trị rủi ro của công ty nói riêng. Hơn thế nữa , công ty cần đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Bố trí sắp xếp lại lao động sản xuất, bộ máy quản lý,cơ chế, phải có chính sách bồi dưỡng nhân tài, động viên phát huy sáng kiến, sức sáng tạo của người lao động, tăng cường hợp tác quốc tế. Công ty phải đặt nền móng vững chắc về kiến thức rủi ro, về nhận diện rủi ro mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý rủi roc ho công ty giảm thiểu được sự tổn thất đáng kể. Bên cạnh đó, công ty phải luôn thiết lập hệ thống thông tin để mọi sự thay đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty được các chuyên viên rủi ro nắm bắt thông tin về sự thay đổi cũng như những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn tạo cơ sở cho công tác nhận dạng rủi ro được chính xác.
Công ty sử dụng các phương pháp nhận diện rủi ro còn riêng lẽ, công ty nên kết hợp tất cả các phương pháp lại với nhau để hỗ trợ nhận diện rủi ro một cách chính xác nhất. Trong đó cần phải kết hợp ba phương, phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phương pháp thanh tra hiện trường và phương pháp lưu đồ kết hợp ba phương pháp này có thể giúp công ty có thể nhận diện chính xác rủi ro cũng như nguy cơ rủi ro. Từ đó trong khi triển khai kế hoạch, công ty có thể biết hiện tại công ty đang đối mặt với với những loại rủi ro nào, do nhân tố nào tác động để được lên kế hoạch triển khai phòng ngừa rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và đo lường rủi ro tại công ty
Công tác phân tích của công ty đã được thực hiện có định hướng phương pháp để thực hiện tuy nhiên cách thức triển khai hướng đi mà công ty đang hướng tới lại không mang lại hiệu quả cao làm cho rủi ro chưa được kiểm soát tốt nhất cách tốt nhất. Hướng đi của công ty hiện tại là chỉ dùng duy nhất một phương pháp để phân tích phương pháp thông kê những tổn thất mà trong ccas năm qua công ty phải chịu. Ngoài ra công ty không còn kết hợp với những phương pháp khác làm cho quá trình phân tích thiếu đi sự chính xác về số liệu nếu có sự tác động từ tác nhân bên ngoài. Chính vì vậy công ty phải kết hợp tất các các phương pháp để phân tích rủi ro như
Kết hợp phương pháp sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng sau khi có số liệu thông kê từ thời gian trước công ty tiến hành nhận diện rủi ro và phân tích độ lớn nhỏ ảnh hưởng của rủi ro đến công ty ( tổn thất về tồn kho, về sản phẩm,..) Xét xem rủi ro nào có dấu hiệu mang lại tổn thất cho doanh nghiệp nhiều nhất. . Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. Công ty sắp xếp theo các rủi ro theo thang điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận. Từ khi xác định được mức độ rủi ro công ty có được nguồn dữ liệu cụ thể để tính toán dự đoán kết hợp với phương pháp dự báo tổn thất của đo lường rủi ro theo công thức:
T = n × p ×t để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro.
Kết hợp phương pháp chuyên gia bằng việc kết hợp giao lưu với các chuyên gia trong phân tích rủi ro trong và ngoài nước để được họ đưa ra ý kiến hữu ích để đưa ra sự phân tích xác thực về sự ảnh hưởng của rủi ro đến công ty trong việc phân tích và đo lường rủi ro khi công ty không có nguồn nhân lực nào có đủ khả năng để phân tích chúng. Chính vì vậy, công ty cần phải có sự chọn lọc nguồn nhân lực có chuyên môn về rủi ro và mời các chuyên gia có kinh ngiệm trong quản trị rủi ro để đào tạo đội ngũ nhân viên trong phòng ban quản trị rủi ro có một chuyên môn tốt nhất trong phân tích cũng như đo lường ruie ro của công ty.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng đang theo hướng nâng cao hiệu quả của các quy trình hoạt động Công ty nhưng trong công tác phân tích chưa xây dựng thành một quy trình thống nhất để có thể phân tích rủi ro một cách hệ thống và chặt chẽ, chưa tổng quát được tình hình ảnh hưởng của rủi ro đến sản phẩm, đến từng bộ phận và toàn thể công ty như thế nào. Chính vì vậy việc xây dựng và có cho mình một quy trình phân tích rủi ro một cách cụ thể nhất cho công ty là rất cần thiết. Vì vậy, Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng có thể áp dụng quy trình như sau:
Hình 3.1. Quy trình phân tích rủi ro
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tại công ty
Theo thăm dò về phương pháp kiểm soát và phòng ngừa của Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng có hai biện pháp kiểm soát rủi ro đó là biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất của rủi ro đối với công ty còn các phương pháp như biện pháp né tránh, biện pháp chuyển giao rủi ro và biện pháp đa dạng hoá rủi ro chưa thấy công ty kết hợp sử dụng ba biện pháp còn lại để nâng cao quá trình kiểm soát của công ty.
Kết hợp phương pháp đa dạng hoá rủi ro với hai phương mà công ty đang sửa dụng bởi vì việc kinh doanh nhất là xuất khẩu sẽ có rất nhiều rủi ro ngoài ý muốn từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy việc chấp nhận rủi ro trong phương pháp đa dạng hoá chính là để làm giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất. Chấp nhận rủi ro là công ty chấp nhận toàn bộ rủi ro hoặc một phần nào đó nếu rủi ro này gây tổn hại cho doanh nghiệp những tổn thất nhỏ không đáng kể thì công ty sẽ cân nhắc dùng phương pháp này sẽ tốt nhất khi đối mặt với rủi ro nhỏ, không gấy tổn hại nhiều.
Kết hợp với phương pháp chuyển giao rủi ro. Việc chuyển giao rủi ro mà công ty nên cân nhắc đó là sử dụng bảo hiểm để bảo hiểm tài sản sẽ giúp công ty được đảm bảo rằng sẽ chuyển giao rủi ro qua bên thứ ba. Chính vì thế công ty nên mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để được bảo hiểm những rủi ro mà công ty dự đoán sắp xảy ra Kết hợp với phương pháp né tránh rủi ro. Công ty nên cân nhắc đến biện pháp né tánh rủi ro này bởi vì né tránh rủi ro dành cho những rủi ro có mức độ tổn thất quá lớn, khả năng gây tổn thất cao, chi phí để kiểm soát rủi ro lớn hoặc không thể nào kiểm soát được rủi ro này thì việc né tránh rủi ro là một biện pháp tốt nhất.
Xếp hạng mức tổn thất mà từng loại rủi ro gây ra Đánh giá kỹ lưỡng từng bộ phận liên quan đến từng rủi ro Nhận diện điểm yếu điểm mạnh của công ty đến từng rủi ro Đánh giá khách quan về từng rủi ro
Ngoài ra, nếu rủi ro mà công ty nhận diện hết sức phức tạp công ty có thể kết hợp năm phương pháp cùng một lúc và mở rộng chúng để để giảm thiểu rủi ro ở mức giới hạn có thể chấp nhận và quản lý rủi ro một cách hợp lý nhất tránh gây tổn thất quá lớn khiến công ty phải gặp khó khăn vì chúng. Mở rộng các giải pháp bằng cách sắp xếp đúng người để hoàn thành công việc, củng cố lại toàn bộ tổ chức của công ty. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chất lượng và chi tiết; đảm bảo tính chặt chẽ và tuân thủ pháp luật; xác định chính xác các nguồn lực đầu vào, các yếu tố đầu ra ..
Các giải pháp kiểm soát và xử lý rủi ro đang nêu trên không nhất thiết phải áp dụng một cách cứng nhắc mà hiểu chúng và áp dụng chúng phải linh hoạt, mềm dẻo, vào từng loại rủi ro hợp lý và có thể áp dụng chúng riêng lẻ hoặc kết hợp để đạt được hiệu quả quản lý rủi ro tốt nhất. Ngoài ra, công tác kiểm soát còn phải bảo đảm yêu cầu mọi bộ phận, mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt chính sách quản trị rủi ro.
Công tác kiểm soát giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những khiếm khuyết trong chính sách để sửa chữa kịp thời nhằm hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro đã đề ra. Không có kế hoạch nào, chính sách nào thật sự hoàn hảo ngay từ khi xây dựng mà luôn có khiếm khuyết chỉ bộc lộ trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác kiểm soát còn phải bảo đảm yêu cầu mọi bộ phận, mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt chính sách quản trị rủi ro
3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tại công ty
Hiện tại công ty đang sử dụng biện pháp tài trợ rủi ro là biện pháp bảo hiểm, biện pháp này công ty sử dụng cho những rủi ro nhỏ lẻ, tuy nhỏ lẻ nhưng công ty không được phớt lờ chúng mà hãy ngăn ngừa chúng để giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiêp. Vì vậy, Công ty nên chủ động giành quyền mua bảo hiểm và mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm có uy tín của Việt Nam trước khi rủi ro xảy ra. Công ty cần phải