7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Lựa chọn mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu bộ máy tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của tổ chức. Việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức là rất quan trọng, một mặt nó phản ánh tính chất, nhiệm vụ, chức năng của tổ chức; mặt khác nó nó tác động trở lại đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Do đó, việc lựa chọn mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức phải được thực hiện trước tiên và phải cân nhắc tới những yêu cầu, đòi hỏi của chiến lược kinh doanh và các nhân tố tác động bên trong và bên ngoài để lựa chọn được mô hình cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi toàn cầu, với mạng lưới ở các nước trên thế giới, mô hình nên được lựa chọn là mô hình không ranh giới, hình thành các bộ phận trên nguyên tắc hợp nhóm theo các đơn vị chiến lược. Ngược lại, với các doanh nghiệp hoạt động đa thị trường, với chiến lược tăng trưởng, phát triển đi đầu về công nghệ, thì nên lựa chọn mô hình cơ cấu ma trận, với mức độ chuyên môn hóa sâu các chức năng thiết kế, kỹ thuật và nghiên cứu phát triển.
Mô hình cơ cấu tổ chức có tính chất quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Một mô hình cơ cấu phù hợp giúp cho mỗi người lao động tự nhận biết được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình từ đó tự nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, để có thể phát huy sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ góp phần vào hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.