5 .Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
VAMC được thành lập với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. VAMC hoạt động theo nguyên tắc: (i) Lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; (ii) Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu; (iii) Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Các lĩnh vực hoạt động VAMC được phép thực hiện, bao gồm: - Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm (TSBĐ);
- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSBĐ đã được VAMC thu nợ;
- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát TSBĐ có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; - Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; - Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD; - Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc NHNN cho phép [4, điều 5].
Cho đến thời điểm hiện tại, VAMC mới chỉ tập trung thực hiện một số hoạt động chính như: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ chứ chưa thực hiện được đầy đủ các chức năng hoạt động theo quy định.
Nguồn nhân lực và tài chính của VAMC còn hạn chế so với lượng nợ xấu đã mua cần xử lý. Tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đa dạng, phân tán nhiều nơi, làm cho việc nắm bắt đầy đủ thực trạng các khoản nợ và thực hiện xử lý tài sản để thu hồi nợ còn kém hiệu quả. Nguồn vốn của VAMC còn thiếu linh hoạt và giới hạn, chưa có dòng tiền thật trong công tác xử lý nợ xấu, gây nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu sự cạnh tranh. Hiện nay, hành lang pháp lý để vận hành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam còn nhiều hạn chế; chủ thể tham gia thị trường còn giới hạn. Việc mua bán nợ hiện nay ngoài VAMC, thì chỉ có Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính là hoạt động tích cực, còn hầu hết các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các TCTD chỉ xử lý nợ nội bộ cho chính các ngân hàng mẹ, không tham gia thị trường mua bán nợ. Điều này cũng làm hạn chế hoạt động kinh doanh của VAMC.