5 .Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Trách nhiệm hữu hạn
2.2.2. Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức hiện hành
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNNN ngày 27/6/2013, với bộ máy quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc. Hội đồng thành viên có không quá 07 thành viên, gồm Chủ tịch và một số thành viên. Hội đồng thành viên có Văn phòng giúp việc. Ban Kiểm soát có không quá 03 thành viên, gồm Trưởng ban và một số thành viên. Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc gồm các Ban: Ban Hành chính – Nhân sự; Ban Mua bán và xử lý nợ xấu của TCTD nhà nước; Ban Mua bán và xử lý nợ xấu của TCTD cổ phần; Ban Bán và xử lý nợ; Ban Tài chính – Kế toán; Ban Công nghệ thông tin; Ban Pháp chế và Ban Kiểm tra – Giám sát.
BAN KIỂM HỘI ĐỒNG
SOÁT THÀNH VIÊN
BAN ĐIỀU HÀNH
Ban Mua và Quản Ban Mua và lý nợ của các Quản lý nợ của
TCTD NN các TCTD CP phần
- Thẩm định mua nợ
- Điều chỉnh lãi suất - Miễn giảm lãi
- Điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ
Chức năng mua và cơ cấu nợ
Ban Bán và Xử lý nợ
- Quản lý danh mục các khoản nợ xấu - Quản lý danh mục tài sản bảo đảm - Đề xuất phương án xử lý khoản nợ, tài sản - Quan hệ và làm việc với đối tác
Chức năng xử lý nợ Ban Pháp chế Ban Công nghệ thông tin Ban Kiểm tra – Giám sát Văn phòng giúp việc Ban Tài chính – Kế toán Ban Hành chính – Nhân sự Chức năng hỗ trợ hoạt động
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hiện tại của VAMC
Qua sơ đồ 2.1 trên, có thể thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của VAMC được tổ chức tương đối khoa học, có sự chuyên môn hóa theo các chức năng hoạt động và có một số ưu điểm và hạn chế,
Ưu điểm:
(i) Mô hình này đảm bảo sự chỉ đạo tập trung từ Tổng Giám đốc xuống các Phó Tổng Giám đốc và các Ban nghiệp vụ, đảm bảo mọi chỉ đạo của cấp trên đều được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời;
(ii) Các Ban nghiệp vụ được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn giữa các Ban nghiệp vụ, không bị chồng chéo lẫn nhau nên thuận lợi cho Tổng giám đốc trong việc điều hành và ra quyết định;
(iii) Tạo điều kiện cho các chuyên viên ở các Ban nghiệp vụ phát huy được kinh nghiệm, chuyên môn của mình, hỗ trợ tham mưu cho Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên trong quá trình ra quyết định mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.
Hạn chế: Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức với 3 đơn vị thực hiện chức năng mua, bán, xử lý nợ, chỉ đáp ứng khi VAMC tập trung hoạt động mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, chưa có các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ khác như mua bán nợ theo giá trị thị trường, đấu giá, định giá…