Đặc điểm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu QT07036_LeThiBichHoi_QTNL (Trang 55 - 57)

5 .Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

2.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực

Bảng 2.1: Tình hình tăng giảm lao động từ 2013 đến 2018

Đơn vị tính: Người

Năm Năm Năm Năm Năm Năm

TT Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Số lao động đầu năm 37 57 91 116 137 146

Nam 28 37 61 75 89 93

Nữ 9 20 30 41 48 53

2 Số lao động tăng trong 20 35 37 27 19 10

năm

Nam 9 25 23 18 10 6

Nữ 11 10 14 9 9 4

3 Số lao động giảm trong - 1 12 6 10 7

năm

Nam - 1 9 4 6 5

Nữ - - 3 2 4 5

4 Số lao động cuối năm 57 91 116 137 146 149

Nam 37 61 75 89 93 97

Nữ 20 30 41 48 53 52

Nguồn: Ban Hành chính – Nhân sự, VAMC Theo

số liệu Bảng 2.1, có thể thấy quy mô lao động của VAMC tăng

dần qua các năm theo yêu cầu đòi hỏi công việc. Khác với cơ cấu nhân sự của các TCTD là số lao động nữ thường nhiều hơn số lao động nam, cơ cấu lao động VAMC phần lớn là nam giới, chiếm gần gấp đôi số lao động nữ. Đây là điểm khác biệt, do tính chất hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là xử lý nợ xấu, đòi hỏi hay phải đi công tác, tiếp xúc với khách hàng là các con nợ phần lớn là không còn khả năng trả nợ, rồi phải đi tìm hiểu tài sản đảm bảo nằm rải rác ở

khắp các tỉnh thành trong cả nước nên lao động nam có nhiều lợi thế khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ mua, bán xử lý nợ tại VAMC.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ từ 2013 đến 2018

Đơn vị tính: Người

TT Trình độ Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tiến sỹ 4 5 5 5 6 6 2 Đại học 52 79 104 126 135 138 3 Cao đẳng 2 3 3 3 2 2 4 Trung cấp - 1 1 1 1 1 5 Sơ cấp 2 2 1 1 2 2 6 Lao động phổ thông 1 1 2 1 - Tổng cộng 57 91 116 137 146 149

Nguồn: Ban Hành chính – Nhân sự, VAMC

Nhìn vào cơ cấu lao động tại Bảng 2.2 cho thấy phần lớn lao động tại VAMC đều có trình độ từ đại học trở lên, chiếm đến trên dưới 90% tổng số lao động và tăng dần qua các năm. Đây là một ưu điểm lớn của nguồn nhân lực: mặt bằng trình độ đồng đều, khả năng tiếp cận, xử lý công việc nhanh cũng như khả năng thích nghi với những loại công việc mới nếu được đào tạo, hướng dẫn khi công ty chuyển hướng kinh doanh và mở rộng sang lĩnh vực hoạt động mới. Trong 3 năm đầu đi vào hoạt động, VAMC vừa thực hiện việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, vừa cùng nhau xây dựng hệ thống quy định, quy chế nội bộ, vừa kiến nghị xây dựng hệ thống khung pháp lý cho hoạt động mua bán xử lý nợ xấu, bởi đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới với phương thức xử lý nợ xấu chưa từng có tiền lệ trên thế giới là xử lý nợ xấu không dùng đến ngân sách nhà nước và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có được thành công này một phần quyết định lớn là do nguồn nhân lực của VAMC.

Tuy nhiên, do công tác xử lý nợ xấu có nhiều đặc thù, đặc biệt yêu cầu sự hiểu biết chuyên sâu trong quản trị doanh nghiệp, xử lý TSBĐ, đấu giá, thẩm định giá …, mà năng lực cán bộ trong hoạt động xử lý nợ còn nhiều hạn chế, trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đồng đều, kiến thức pháp lý còn thiếu và yếu, đặc biệt trong công tác mua bán nợ theo giá trị thị trường, xử lý nợ xấu, bán nợ, bán TSBĐ… VAMC cần có những định hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên để thích ứng với các lĩnh vực hoạt động mới trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu QT07036_LeThiBichHoi_QTNL (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w