- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề mô
2.1.3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phải dựa trên 3 trụ cột của sự phát triển, đó là: PTBV về
vùng kinh tế trọng điểm phải dựa trên 3 trụ cột của sự phát triển, đó là: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với ba trụ cột của PTBV: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường. Trong đó, mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế giữ vai trò hạt nhân, bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới PTBV về kinh tế sẽ tạo điều kiện vật chất để PTBV về xã hội, giữ gìn và
BVMT ở vùng KTTĐ. Bên cạnh đó, nếu FDI đảm bảo được sự PTBV về kinh tế thì các nhà ĐTNN, Nhà nước và xã hội đều được hưởng lợi về kinh tế. Điều này tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút và sử dụng FDI ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với PTBV về xã hội sẽ góp phần phát triển con người, cải thiện điều kiện sống về cả vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp FDI và làm tăng thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển về kinh tế. Từ đó, vùng KTTĐ có điều kiện để đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội, từng bước góp phần XĐGN, đảm bảo mục tiêu PTBV về xã hội của vùng KTTĐ.
Đầu tư trực tiếp gắn với PTBV về môi trường sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường được bảo vệ, đảm bảo duy trì nguồn lực và môi trường sống trong lành cho phát triển ở thế hệ sau. Một môi trường không ô nhiễm và có nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn sẽ tác động tích cực ngược trở lại đối phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Như vậy, FDI tác động tới ba trụ cột của sự PTBV sẽ tạo ra một vùng động lực ổn định, đồng thuận và phát triển; một vùng động lực tăng trưởng kinh tế xa nh, môi trường trong lành, góp phần thúc đẩy không chỉ bản thân các vùng KTTĐ mà còn tác động lan tỏa và thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển theo hướng bền vững. Vùng KTTĐ được đầu tư phát triển theo hướng bền vững sẽ là “cú huých” để cả đất nước cùng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường vùng KTTĐ