- Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđóng góp vào sự giàu mạnh của ngân sách vùng KTTĐ
2.3.2. Bài học kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
phát triển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Một là, đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và kịp thời điều chỉnh chính sách về đầu tư sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng của đất nước trong từng thời kỳ
Để tăng cường thu hút FDI, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động FDI phù hợp với thông lệ quốc tế và tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư.
Chính sách ưu đãi đầu tư cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.
Hai là, làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI của vùng KTTĐ gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững
Công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của vùng; căn cứ và o thực trạng FDI của vùng trong định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ; định hướng, mục tiê u của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011-2020; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế.
Ba là, chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả trong việc phân cấp q uản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp cần có cần có sự phối hợp chặt chẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ương và địa phương trong phân cấp quản lý các hoạt động FDI. Đồng thời, quá trình phân cấp cần đi kèm với việc nâng cao khả năng của địa phương trong việc thẩm định và quản lý các dự án FDI.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững vùng KTTĐ
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động FDI phải được tiến hành thườ ng xuyên nhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện dự án FDI từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ và hiệu quả của dự án… Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho các nhà quản lý phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm, yếu kém; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Năm là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ
Để có thể thu hút được nhiều dòng vốn FDI chất lượng hơn trong tương lai, vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải có những chính sách linh hoạt và dài hạn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể là, trong những năm tới, vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải:
- Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN.
- Coi trọng chính sách giáo dục - đào tạo và việc xây dựng chính sách giáo dục phải phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống giáo dục phải linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năn g khiếu của học sinh, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của mình.
Sáu là, chủ động, tích cực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu PTBV ở vùng KTTĐ
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải được coi là khâu đột phá nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI và từng bước tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hóa ở các
ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo mục tiêu PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Bảy là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có chất lượng cao ở vùng KTTĐ
Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao là một trong những trụ cột của sự phát triển, tạo nên sự kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giữa vùng
KTTĐ Bắc Bộ với các vùng kinh tế khác, tạo điều kiện t huận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là tạo thuận lợi trong việc thu hút và triển khai các dự án FDI.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ