Tiêu chí về tính khả thi của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 60 - 61)

xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển, cũng như hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (iii) Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải phù hợp với những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thể hiện ở những tiêu chí như tính cơng khai, minh bạch, dân chủ và xã hội hoá…; (iv) Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cạnh tranh trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và pháp luật các nước mà chúng ta có quan hệ hợp tác thương mại song phương và đa phương. Tiêu chí này địi hỏi pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm cho hệ thống pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trở thành “cầu nối” hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế, đồng thời phải phù hợp với truyền thống và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam.

2.2.2.4. Tiêu chí về tính khả thi của pháp luật về cạnh tranhtrong lĩnh vực quảng cáo trong lĩnh vực quảng cáo

Một hệ thống pháp luật có chất lượng thì phải bảo đảm tính khả thi, nghĩa là, các quy định pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong điều

kiện kinh tế, chính trị - xã hội hiện tại. Tính khả thi của pháp luật thể hiện ở việc các quy định pháp luật được ban hành kịp thời, đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng thời phù hợp với cơ chế thực hiện pháp luật hiện hành. Tính khả thi của pháp luật cũng phụ thuộc vào nội dung các quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành, trình độ và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác như cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức dư luận xã hội trong việc tiếp nhận văn bản pháp luật đó (ủng hộ hay khơng ủng hộ), trình độ văn hố và kiến thức pháp lý của nhân dân có cho phép thực hiện được khơng... Tuy nhiên, tính khả thi của pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tính hồn thiện và hiệu quả của hệ thống pháp luật đó. “Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt được kết quả cao” [75, tr. 51]. Việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cũng khơng nằm ngồi quy luật nói trên.

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w