quần chúng nhân dân về pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng
Mặc dù đã trải qua 30 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hơn 10 năm Luật Cạnh tranh năm 2004 đi vào cuộc sống, song nhận thức của quần chúng xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng về vấn đề cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh vẫn cịn rất hạn chế. Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cạnh tranh chưa được chú trọng nhiều. Một số cơ sở đào tạo về pháp luật và kinh tế có đưa vào nội dung
chương trình đào tạo pháp luật cạnh tranh, song mới chỉ dừng lại ở những vấn đề mang tính khái quát. Thực tế hiện nay, Việt Nam đang thiếu những chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh mang tính tổng thể, cơ bản. Cũng bởi vậy, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh vẫn chỉ là khái niệm truyền miệng nhưng rất ít người hiểu nó một cách tường tận, kể cả cộng đồng các doanh nghiệp, cho dù nó được coi như là một phần rất quan trọng của chiến lược kinh doanh. Theo một khảo sát do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương thực hiện mới đây cho thấy, về tổng thể, nhận biết mới dừng lại ở mức độ “biết Luật Cạnh tranh đã được ban hành”. Các đối tượng được hỏi cũng biết được sơ bộ các khái niệm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên số doanh nghiệp hiểu chi tiết về Luật Cạnh tranh như biết về các hành vi bị ngăn cấm, mức phạt, thủ tục khiếu nại và giải quyết vụ việc cạnh tranh còn khá khiêm tốn. Khi nhận thức về Luật còn chưa cao, nhận thức về cơ quan quản lý cạnh tranh cũng còn thấp, điều này đã được khảo sát kiểm chứng.
Trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ 1,6% doanh nghiệp hiểu rõ về Luật Cạnh tranh, trong khi đó có tới 92,8% doanh nghiệp “chưa hiểu rõ” về Luật này. Ngồi ra, có tới 32% số doanh nghiệp không biết Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan nào; chưa tới 28% doanh nghiệp có bộ phận pháp chế để xử lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp pháp lý và cạnh tranh không lành mạnh [14]… Trong khi đó, quảng cáo là một phần vơ cùng quan trọng đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp và hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Số vụ việc bị điều tra liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành luôn luôn đứng đầu danh sách các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh bị khởi xướng điều tra.
Do thiếu kiến thức pháp luật về cạnh tranh, nên các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh thường hay thực hiện hoạt động cạnh tranh một cách tự
phát, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thương trường. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp đa dạng để tuyên truyền pháp luật cạnh tranh rộng rãi đến các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh.
Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ những hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Các nội dung khác như trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phạm vi chứng minh, kinh nghiệm xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng cần được tuyên truyền, phổ biến.
Để Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống, phát huy được vai trị của nó trong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế quốc tế, trước hết phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cần liên tục rà soát nhằm sửa đổi những điểm bất cập, bổ sụng và hoàn thiện pháp luật; các thủ tục khi doanh nghiệp muốn khiếu nại cũng cần phải đơn giản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cho phép đưa ra những quan điểm và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Trong chương này, luận án đã luận giải 4 quan điểm hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật cạnh
tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần phải phù hợp với quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải đáp ứng các tiêu chí hồn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế; hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần quan tâm coi trọng công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật và cơng tác rà sốt, hệ thống hóa pháp luật; và hồn thiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh…
Từ các quan điểm hoàn thiện ở trên, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, bao gồm: Hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; đổi mới quy trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; tăng cường tính cơng khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân, của đối tượng điều chỉnh, đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân về pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.
KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về cạnh
tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam hiện nay”, cho phép rút ra những
kết luận sau: