Thứ nhất, đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam những năm
gần đây cho thấy, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn lan. Các hành vi quảng cáo không trung thực xuất hiện một cách trắng trợn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp làm ăn bất chính với một bộ phận truyền thơng làm sân sau và một số cán bộ quản lý nhà nước biến chất ngày càng được giàn dựng một cách bài bản, tinh vi… Tình hình trên phản ánh mơi trường cạnh tranh trên thị trường nội địa đang có nhiều biểu hiện mỗi ngày một tồi tệ hơn. Nguyên nhân một phần chính là ở hệ thống pháp luật về cạnh tranh còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, Luật Cạnh tranh 2004 đang thể hiện vai trò một cách mờ nhạt và hiệu quả đem lại chưa được như kỳ vọng. Trong quá trình hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, rất ít các văn bản hướng dẫn chi tiết về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhiều quy định dừng lại ở mức định tính do chưa thể định lượng, nên đã gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế.
Thứ hai, các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và các
lĩnh vực pháp luật khác có sự chồng lấn là một đặc điểm cơ bản khó có thể thay đổi và được chấp nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, và Việt Nam sẽ không thể là ngoại lệ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã thiếu vắng các quy định về giải quyết xung đột pháp lý cũng như phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi. Tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả
năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi luật nội dung cịn chưa cụ thể đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động triển khai thực thi pháp luật, không chỉ đối với Cục Quản lý cạnh tranh mà còn đối với cả các cơ quan khác, thể hiện qua số lượng vụ việc liên quan được các cơ quan khác như thanh tra, quản lý thị trường xử lý cũng không nhiều. Cụ thể là các quy định chống thông tin, quảng cáo so sánh nói xấu doanh nghiệp khác, hoặc quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn tại Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo và nhiều văn bản khác được ban hành, tuy nhiên, cơ chế để xử lý hiệu quả các hành vi này đến nay vẫn là không đáng kể.
Thứ ba, hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn thi hành
pháp luật về cạnh tranh mặc dù đã được tiến hành vào các thời điểm 3 năm, 5 năm và 10 năm sau khi Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống. Song việc hướng dẫn thi hành các quy định thuộc chế định chống cạnh tranh không lành mạnh vễn không được quan tâm. Đến cuối năm 2016, Bộ Công thương mới khởi động việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi. Đây cũng là tín hiệu khả quan cho việc thiết lập một cơ sở pháp lý đủ mạnh để phòng ngừa và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo thực sự được bắt đầu từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đi vào cuộc sống. Bên cạnh việc quy định trong Luật Cạnh tranh, các quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Luật Quảng cáo năm 2012 cũng có các quy định cấm đốn các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, lĩnh vực pháp luật này đã đạt được những thành tựu
bước đầu như: Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tích cực xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh. Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam cũng đã chú trọng tính phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, tương thích với các cơng ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về nội dung điều chỉnh, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo còn tồn tại một số hạn chế, đó là một số quy định chưa rõ ràng, khó thực hiện; một số quy định không hợp lý; chưa đầy đủ; một số quy định về thủ tục rườm rà, phức tạp, khó thực hiện. Về hình thức pháp luật, ngồi những ưu điểm, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo còn tồn tại một số hạn chế như: một số quy định chưa đủ mức cụ thể, chi tiết, rõ ràng; một số quy định không khả thi; về kỹ thuật pháp lý của một số văn bản chưa bảo đảm tính hiện đại.
Những thành tựu và hạn chế của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo là do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Việc nhận thức rõ các nguyên nhân đó là cơ sở quan trọng để đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 4