Các nghiên cứu về hợp đồng laođộng của người laođộngnước ngoài

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-6 (Trang 26 - 27)

7. Kêt cấu của luận án

1.1.2.2. Các nghiên cứu về hợp đồng laođộng của người laođộngnước ngoài

Tại Việt Nam, bên cạnh các nghiên cứu về HĐLĐ, các nghiên cứu về HĐLĐ của NLĐ nước ngoài không nhiều. Một số công trình nghiên cứu về HĐLĐ của NLĐ nước ngoài như Luận án Tiến sĩ Luật học “Hợp đồng lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam” (2017) của Nguyễn Thu Ba. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận về HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luận án không nghiên cứu các quy định về xác định pháp luật điều chỉnh HĐLĐ của NLĐ nước ngoài trong BLLĐ năm 2012 và BLDS năm 2015 và các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có điều chỉnh vấn đề này.

Cuốn sách “Pháp luật HĐLĐ Việt Nam, thực trạng và phát triển” (2003) của Nguyễn Hữu Chí đã trình bày những nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận của HĐLĐ. Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng quy định của pháp luật lao động, nêu những tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về HĐLĐ. Ngoài ra tác giả Nguyễn Hữu Chí còn có nhiều bài viết về những quy

định pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh HĐLĐ như: “Giao kết HĐLĐ

theo BLLĐ năm 2012 - Từ quy định đến nhận thức và thực hiện”, Tạp chí luật học,

số 3 năm 2013; Nguyễn Hữu Chí, Bùi Thị Kim Ngân: “Thực hiện, chấm dứt HĐLĐ

theo BLLĐ năm 2012 – Từ quy định đế nhận thức và thực hiện”, Tạp chí Luật học

số 8 năm 2013. Các bài viết đi sâu phân tích các vấn đề cơ bản về giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1.2.3. Các nghiên cứu về hợp tác quốc tế về lao động của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Tại Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề về tác động của di chuyển lao động quốc tế tới nền kinh tế và thị trường lao động Việt Nam có các tác giả: Đỗ Quỳnh Chi với bài báo “Vấn đề lao động trong đàm phán gia nhập WTO”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 264 năm 2005: Trình bày về các nội dung liên quan tới lao động trong đàm phán gia nhập WTO, vấn đề xác định chủ thể trong thuật ngữ “di chuyển thể nhân”, phân biệt hình thức di chuyển thể nhân với xuất khẩu lao động. Tác giả Hoàng Xuân Hòa với bài báo “Làn sóng dịch chuyển nhân công toàn cầu”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 283 năm 2006: nhận định xu hướng chuyển dịch nhân công hay sự thay thế lao động trong nước bằng lao động nước ngoài trên phạm vi toàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn, việc sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài là sự cần thiết có tính chiến lược. Tác giả Lê Quang Trung với các bài báo “Môi trường pháp luật lao động ngày càng thuận lợi với nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 264 năm 2005; “Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 311 năm 2007; “Một số vấn đề lao động, việc làm sau khi Việt Nam ra nhập WTO”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 319 năm 2007: đề cập đến những vấn đề hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật việc làm để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển thị trường lao động tại Việt Nam và đồng thời phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã đề cập đến một trong những vấn đề của hội nhập đó là tiêu chuẩn lao động, những khó khăn, thuận lợi trong lĩnh vực lao động khi hội nhập kinh tế trong các bài báo “Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào ta làm việc thế nào”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 256+257 năm 2005; “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội số 281 năm 2005.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-6 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w