Hút thuốc lá

Một phần của tài liệu 1-TMuoi-toan-van-luan-an (Trang 26 - 27)

4. Đóng góp của Luận án

1.2.4. Hút thuốc lá

Theo công bố năm 2010 của Tổng hội Y sĩ Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch...[11].

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong thế kỷ 20 trên thế giới đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người một năm vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá có thể sẽ giết chết 1 tỷ người. Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ [11].

Theo điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá 47,4%. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải

khói thuốc tại nơi làm việc. Gần 28% tổng số ca tử vong ở nam giới từ 35 tuổi trở lên là do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá [11].

Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và THA. Nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng HATT lên đến 11mmHg và HATTr lên 9 mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy, không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh THA [20].

Ở đối tượng tiền THA, tỷ lệ hút thuốc lá cũng được ghi nhận nhiều hơn so với nhóm HA tối ưu. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra tỷ lệ người hiện đang hút thuốc và đã từng hút thuốc đều có tỷ lệ gặp ở nhóm tiền THA cao hơn có ý nghĩa so với HA tối ưu, lần lượt là 39,9% so với 26,1% và 30,3% so với 20%, p<0,001, với mối tương quan đơn biến OR(KTC95%) lần lượt là 1,575(1,492-1,662) và 1,558(1,028-2,361) [97]. Theo nghiên cứu Atsuhiro Kanno tại Nhật, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm tiền THA là 11,4%, nhóm HA tối ưu là 8,2% [56].

Một phần của tài liệu 1-TMuoi-toan-van-luan-an (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w