Lựa chọn phương pháp định giá:

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing các sản phẩm của công ty astrazeneca tại việt nam trong giai đoạn 2003 - 2008 (Trang 40 - 43)

- Crestor với hàm lượng 5mg, 10mg, 20mg

Zestoretic

3.3.1. Lựa chọn phương pháp định giá:

Giá thuốc luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty dược phẩm nước ngoài nói chung và của công ty Astrazeneca nói riêng. Làm thế nào để có một mức giá phù hợp với thu nhập và mức sống của người Việt Nam, đồng thời phải có ưu thế so với các thuốc của đối thủ cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương pháp định giá.

Thuốc của Astrazeneca bán tại Việt Nam là được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó việc định giá các sản phẩm phải căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Căn cứ vào giá thành của thuốc sản ở nước sản xuất

+ Giá thuốc ở Việt Nam không được chênh lệch quá nhiều so với khu vực và trên thế giới để tranh sự luân chuyển thuốc ngược lại các nước này

+ Giá cả phải phù hợp với thu nhập và mức sống của người Việt Nam.

Tất cả các yếu tố trên đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có một quyết định đúng đắn trong việc định giá thuốc để đạt mục tiêu lâu dài trong kinh doanh thuốc tại Việt Nam.

Hiện nay công ty Astra Zeneca đang vận dụng ba chiến lược giá cho hầu hết các sản phẩm của công ty đó là :

- chiến lược “ một giá” - chiến lược “định giá cao

- chiến lược “giá hớt váng”

* Chiến lược một giá:

Một trong những nhiệm vụ của Marketing dược là thuốc bán ra phải đúng giá. Bên cạnh đó thì viêc áp dụng chiến lược một giá cung giúp cho công ty định giá, quản lý giá một cách dễ dàng và tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng. Chiến lược một giá được công ty áp dụng đối với tất cả các mặt hàng, công bố một mức giá là như nhau đối với tất cả các khách hàng như: bệnh viện, nhà thuốc, đại lý, bán buôn, và bán lẻ.

* Chiến lược định giá cao:

Bên cạnh việc áp dụng chiến lược một giá cho tất cả các sản phẩm của công ty, thi Astra Zeneca còn áp dung chiến lược định giá cao cho các sản phẩm của mình.

Bảng 3.7: So sánh giá thuốc Nexium và sản phẩm cạnh tranh Tên thuốc Tên công ty Giá/viên (đồng) % so sánh với Nexium

Nexium Astra Zeneca 22.400 100%

Paltoloc Ispen 20.800 92.8%

Barole Mega 3.000 13,4%

Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện chiến lược định giá cao của Nexium

Nhận xét: Mặc dù Nexium mới vào Việt Nam từ năm 2002, trong khi Paltoloc đã có một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, nhưng công ty vẫn định giá Nexium cao hơn. Sở dĩ công ty áp dụng chiến lược định giá cao cho sản phẩm Nexium là bởi vì: Nexium là một sản phẩm cải biến của Losec, mà Losec lại là 1 sản phẩm làm nên thương hiệu cho AstraZeneca trên thị trường Việt Nam bởi hiệu quả điều trị vượt trội cho những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Và khi Losec ở pha suy thoái của chu kỳ sống thì Nexium được đưa vào như 1 chiến lược kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm với chất lượng tốt hơn cả Losec. Chính vì vậy, Nexium tuy vào sau Paltoloc nhưng vẫn được công ty định giá cao hơn, và bằng việc kết hợp với những chiến lược marketing cùng với hiệu quả điều trị cao, Nexium đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Cho tới năm 2008, Nexium là một trong những sản phẩm có doanh số bán cao nhất của công ty (3,7 triệu USD)

Có thể nói, do uy tín cung như chất lượng sản phẩm tốt nên hầu hết các sản phẩm của công ty đều được lựa chọn phương pháp định giá cao như : Zestril, Symbicort, Crestor, Plendil, Seroquel….

Bảng 3.8. Giá một số sản phẩm của công ty AstraZeneca

Tên thuốc Nhóm thuốc Giá/viên(đồng)

Zestril(5mg) Tim mạch 5.460

Symbicort(1 liều) Hô hấp 4.770

Crestor(5mg) Tim mạch 14.550

Plendil(5mg) Tim mạch 8.000

Seroquel(25mg) Thần kinh 14.980

Losec(20mg) Tiêu hoá 24.310

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing các sản phẩm của công ty astrazeneca tại việt nam trong giai đoạn 2003 - 2008 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w