Trong cơ cấu kinh tế,ngành nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2015-2019 có tỷ trọng giảm dần,năm 2015 chiếm 24%, năm 2019 chiếm 20,6% nhưng tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng dần theo từng năm. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong 5 năm tăng 6.539,85 tỷ đồng (tăng từ 8.010,8 tỷ đồng lên 14.550,65 tỷ đồng). Bên cạnh đó tỉnh đã quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế; hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất, đời sống người dân được nâng cao.
Tỷ đồng 16000,000 14000,000 12000,000 10000,000 8000,000 6000,000 4000,000 2000,000 ,000 2015 2016 2017 2018 2019 Năm
Biểu đồ 1. 7: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản từ năm 2015-2019
* Đối với trồng trọt:
Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 113.027,2 ha chiếm 67,74% diện tích đất tựi nhiên; năm 2018 là 112.001,95 ha, chiếm 67,12 % diện tích tự nhiên.
Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng, hiệu quả và áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng, tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao và hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn”, đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAPkhông chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác.Toàn tỉnh đã xây dựng 353 “Cánh đồng lớn” với diện tích 18.074 ha (có 1.114 ha được bao tiêu sản phẩm). Từ năm 2015 - 2018, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 113.027,2 ha xuống còn 112.001,95ha (trong đó diện tích đất trồng lúa giảm 76.380,4 ha xuống 75.865,61 ha).Tuy nhiên, tỉnh đã nhân rộng, nhanh diện tích sản xuất các giống lúa, các giống rau màu chất lượng cao; đồng thời khảo nghiệm, đánh giá và lựa chọn bổ sung vào cơ cấu sản xuất nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh và thích ứng tốt hơn với BĐKH, như: TBR 225, TBR279, Koji, CS6-NĐ, Hương Cốm 4, Ngô lai PAC339, Ngô nếp HN88, khoai tây Jelly... Đã ứng dụng và nhân rộng công nghệ nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản vào sản xuất phân bón và sản xuất rau sạch, rau an toàn. Theo số liệu thống kê 5 năm qua, tổng lượng phân bón được sử dụng có xu hướng giảm, còn lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ được sử dụng có xu hướng tăng.
Bảng 1. 8: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 2015-2019. [5]
TT Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Nội dung 1 Lượng phân bón 191.000 188.000 185.000 182.000 179.002 (tấn) 2 Lượng thuốc 314,4 276,9 348,4 490,0 334,7 BVTV (tấn)
3 Lượng thuốc diệt 41,5 56,2 56,5 62,4 53,8 cỏ (tấn)
* Đối với chăn nuôi:
Hoạt động chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo vệ môi trường; mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực chăn nuôi, theo mô hình liên kết theo chuỗi, khép kín từ con giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và chế biến, tiêu thụ như: Công ty TNHH Công Danh, Công ty TNHH Biển Đông DHS,Công ty cổ phần VINA- HTC, HTX cựu chiến binh Vạn Xuân Trường,...
Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung có hầm biogas chiếm 95%; Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có hầm biogas chiếm 30%.
Năm 2019, đã quy hoạch 139 vùng chăn nuôi tập trung; Số cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) là 34 cơ sở, trong đó có 32 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB với bệnh dịch tả lợn (DTL) và lở mồm long móng (LMLM); 02 cơ sở chăn nuôi gia cầm ATDB (01 cơ sở
ATDB với bệnh Cúm gia cầm và Dịch tả vịt; 01 cơ sở ATDB với bệnh Cúm gia cầm và Niu-cat-xơn).
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác giám sát dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật cơ bản được thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật, góp phần hạn chế dịch bệnh phát sinh, lây lan và thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đã cấp được 5.924 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; công nhận 07 cơ sở chăn nuôi ATDB đối với bệnh LMLM và dịch tả lợn trên địa bàn 2 xã Hải Giang và Hải Hà, huyện Hải Hậu. [5]
Trong giai đoạn 2015 – 2019, hoạt động chăn nuôi có những biến động theo từng năm, tuy nhiên sau 5 năm một số vật nuôi giảm về số lượng nhưng sản lượng vẫn tăng, cụ thể đối với gia súc (trâu, bò).Vật nuôi được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gia súc, gia cầm.
Bảng 1.9:Số lượng, sản lượng vật nuôi tỉnh Nam Định giai đoạn từ năm 2015-2019. [1]
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Tên vật nuôi 2015 2016 2017 2018 2019
Bò Số lượng bò (con) 32.103 31.781 30.853 29.328 28.858 Sản lượng (tấn) 3.024 2.979 2.896 2.922 2.932 Trâu Số lượng trâu (con) 6.888 7.291 7.656 7.545 7.635
Sản lượng (tấn) 848 828 816 831 856 Lợn Số lượng lợn (con) 802.292 783.940 756.436 758.406 594.798 Sản lượng thịt lợn hơi (tấn) 140.058 145.210 150.123 152.173 145.858 Số lượng gia cầm Gia (nghìn con) 7.620 7.773 7.615 7.886 8.465 cầm Sản lượng gia cầm (tấn) 17.850 19.065 21.243 23.689 27.059
Dê Số lượng dê (con) 7.266 9.486 11.389 10.695 11.031
Khung 2.2: Thông tin về dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi
Trong quá trình chăn nuôi có nhiều khó khăn xảy ra dịch bệnh cho vật nuôi. Đối với gia súc bệnh LMLM xảy ra vào năm 2016, 2018, 2019,số gia súc mắc bệnh782 con (751 con lợn, 15 con bò, 16 con trâu), số gia súc chết và tiêu huỷ là 82 con lợn. Năm 2019 xảy ra dịch tả lợn Châu Phi tại xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, sau đó dịch đã lây lan nhanh, phạm vi rộng ở 214/229 xã/phường/thị trấn của10/10 huyện, thành phốvới tổng số lợn chết và tiêu hủy là 266.073 con (lợn nái: 57.948 con; lợn
đực giống: 898 con; lợn thịt: 141.049 con; lợn con: 66.178con); tổng trọng lượng tiêu
hủy 14.515.309,9 kg.Đối với gia cầm xảy ra bệnh cúm vào năm 2015, 2016, 2017, 2018. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 20.626 con (19.116 con vịt, 964 con gà,
*Đối với thủy sản:
Với mục tiêu phát triển ngành thủy sản toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, kinh doanh thủy sản từ nhỏ lẻ, phân tán lên sản xuất theo chuỗi hàng hóa lớn, gắn liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo. Ngành thủy sản tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổng sản lượng thủy sảngiai đoạn 2015 – 2019 tăng khoảng 6 – 8%/năm, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản tăng khoảng 5 – 7%/năm (riêng năm 2016 tăng 2,8 % so với năm 2015) và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 7,5 – 9%/năm.
Bảng 1. 10:Thống kê diện tích, sản lượng thủy sản, tàu thuyền khai thác từ năm 2015-2019.[1]
STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Sản lượng thủy sản 121.552 129.218 138.370 149.635 160.348 (tấn)
1.1 Khai thác (tấn) 44.579 45.842 48.341 51.383 54.760 1.2 Nuôi trồng (tán) 76.973 83.376 90.029 98.252 105.588 2 Diện tích nuôi thủy sản 15.961 15.513 15.526 15.304 15.731
(ha)
3 Tàu khai thác
3.1 Số lượng tàu (chiếc) 1.952 1.907 1.960 1.955 1.897 3.2 Công suất (CV) 123.139 157.754 208.063 271.454 273.896
- Hoạt động khai thác thủy sản:Trong thời gian qua, mặc dù số lượng tàu thuyền
giảm dần nhưng sản lượng khai thác thủy sản vẫn tăng hàng năm. Có thể thấy, số lượng tàu thuyền khai thác có công suất lớn tăng nhanh thay thế dần các tàu có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, cụ thể số lượng tàu công suất dưới 20 CV giảm đáng kể (từ 926 chiếc còn 461 chiếc), trong khi số lượng tàu công suất từ 90CV trở lên tăng đáng kể (từ 513 chiếc tăng lên 754 chiếc).
-Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản:
Để sử dụng hiệu quả đất đai, mặt nước, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, tỉnh Nam Định có chính sách hỗ trợ các hộ chuyển đổi diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh. Trong 5 năm qua, tuy diện tích nuôi trồng thủy sản giảm nhưng sản lượng thủy sản lại tăng hàng năm.
Tỉnh đã đa dạng hóa đối tượng nuôi trên cơ sở lựa chọn các đối tượng có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong đó tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt là nuôi tôm và ngao. Đồng thời, các loài thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá diêu hồng, cá lóc bông, ếch, baba, cá Koi... cũng được nhiều hộ dân phát triển nuôi ở Hải Hậu,
Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc...Và hiện nay, một số đối tượng nuôi mới đang được người dân nuôi thử nghiệm, phát triển như nuôi lươn, chạch sụn, chép giòn, trắm giòn
*Đối với lâm nghiệp:
Tỉnh Nam Định có 3 hệ sinh thái rừng chính là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển phân bố chủ yếu ở khu vực VQG Xuân Thuỷ, rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng và rừng phòng hộ đồi núi phân bố ở huyện Vụ Bản. Tổng diện tích rừng của tỉnh đến năm 2018 là 2.950,43 ha.
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định có bước phát triển tích cực trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, chắn sóng, gió ven biển, xây dựng các mô hình quản lý rừng, khai thác sử dụng các nguồn lợi từ rừng.
Hàng năm, hoạt động phát triển rừng và trồng cây môi trường được triển khai tích cực, giai đoạn từ 2015 – 2019,rừng phòng hộ ven biển được trồng mới 351 ha và trồng khoảng 3 triệucây phân tán các loại.[10]
* Đối với diêm nghiệp:
Hiện nay, một số địa phương đã chuyển đổi vùng sản xuất muối sang nuôi trồng thuỷ sản nên diện tích sản xuất muối ngày càng bị thu hẹp. Tổng diện tích làm muối từ năm 2015-2018 giảm từ 716,8 ha xuống còn 703,23 ha, tuy nhiên năng suất muối lại tăng từ 100 tấn/ha lên 121,3 tấn/ha (sản lượng muối năm 2015 là 60.000 tấn, năm 2019 đạt 18.765 tấn).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 doanh nghiệp sản xuất và chế biến muối. Các doanh nghiệp đã từng bước đầu tư đổi mới công nghệ để đưa ra các loại muối cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu, năm 2018 Công ty CP Muối và TM Nam Định đã xuất sang Nhật Bản là 72 tấn. [10]