Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 178 - 179)

- Về tỷ lệ chất thải y tế nguy hại đƣợc xử lý:

10.5.5. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng.

-Về phí bảo vệ môi trường:

+ Đối với nước thải công nghiệp: Năm 2014, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết số 01/2014/QĐ-UBND ngày 17/1/2014 phân cấp việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo như phân cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của tất cả các cơ sở phát sinh trên trong KCN và cơ sở phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Nam Định, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện tổ chức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của tất cả các cơ sở phát sinh trên địa bàn huyện (trừ các tổ chức, doanh nghiệp trong các KCN), Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của tất cả các cơ sở phát sinh trong các CCN.

- Đối với nước thải sinh hoạt: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, trường học... được đơn vị sản xuất nước sạch thu trực tiếp 10% theo hóa đơn thu tiền nước. (được quy định tại điều 6 nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cho các đơn vị được áp dụng theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 178 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w