QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 139 - 140)

- Tác động đến môi trường không khí:

d. Đa dạng nguồn gen thủy sản

7.2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ.

Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế, các công trình xây dựng...Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt gồm các chất vô cơ (kim loại, giấy, túi nilon, sành sứ, thủy tinh...), hữu cơ (thức ăn thừa, cây cối, rau quả thải, xác động vật....) và các loại chất thải rắn khác. Túi nilon trong rác thải đang là vấn đề lo ngại do thói quen sử dụng túi nilon của người dân.

Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nam Định phát sinh khoảng 220 tấn/ngày Hiện nay, phí vệ sinh theo hộ gia đình tại thành phố Nam Định đối với hộ gia đình: 8.000 đồng/người/tháng; Hộ nghèo: 4.000 đồng/người/tháng; Cá nhân cư trú tại các phòng thuê trọ: 8.000/người/tháng (theo Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Nam Định quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nam Định.

Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Nam Định do Công ty Cổ phần môi trường Nam Định thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thành phố Nam Định. Khu liên hợp xử lý rác thải – Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định có địa điểm tại Làng Man, phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, nằm ở phía Tây Nam thành phố, giáp huyện Mỹ Lộc.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w