Vấn đề hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 39 - 41)

a. Sự tăng trƣởng dân số cơ học của tỉnh Nam Định.

1.2.3. Vấn đề hội nhập quốc tế.

Những năm qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặc dù, tình hình kinh tế thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và coi hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu khách quan đã đạt những kết quả. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. GDP bình quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế của cả nước, tỉnh Nam Định có hai lợi thế căn bản là kinh tế biển và công nghiệp dệt may, đồng thời nguồn lao động tại Nam Định dồi dào. Trong thời gian qua tỉnh Nam Định đang thu hút các nhà đầu tư như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN

Trong công tác bảo vệ môi trường, tỉnh Nam Định được hỗ trợ của các nhà tài trợ về lĩnh vực môi trường như dự án hợp tác Việt Nam – Hà Lan về quản lý tổng hợp vùng bờ; Dự án Việt Nam - Đức về xử lý ô nhiễm tồn lưu; Dự án hợp tác Việt Nam - Bỉ về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước; Dự án Việt Nam – Nhật Bản về xây dựng cơ sở dự liệu về đa dạng sinh học quốc gia thí điểm tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy; Dự án quản lý ô nhiễm khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - sông Đáy do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ,...

Tóm lại: Giai đoạn từ năm 2015-2019, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam

Định phát triển ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đạt được kết quả tích cực; các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển, ngành giáo dục tiếp tục duy trì

được thành tích cao trong nhiều năm, đời sống nhân dân ổn định và có bước phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.Tuy nhiên, kinh tế tỉnh Nam Định vẫn còn ở mức thấp so với cả nước và so với khu vực đồng bằng sông Hồng. Quy mô của nền kinh tế còn nhỏ, chưa có các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên biển, về nhân lực.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w