Xu hƣớng phát triển ngành nôn g– lâm nghiệp và thủy.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 29 - 33)

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây có hiệu quả; khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản, muối giai đoạn 2011-2030 đạt tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành khoảng 3%

* Đối với trồng trọt:

- Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Mở rộng sản xuất vụ đông nhất là vụ đông trên đất hai lúa (đạt 30-35% diện tích 2 lúa), hình thành vùng sản xuất rau màu hàng hóa tập trung với các cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, đậu tương, lạc, cà chua,... xây dựng các vùng sản

xuất rau an toàn áp dụng VietGap; Quy hoạch phát triển các làng nghề hao cây cảnh hàng hóa tập trung.

- Phát triển, mở rộng các vùng sản xuất giống cây trồng. Quy hoạch ổn định sản xuất các giống lúa đặc sản (nếp cái hoa vàng, tám, dự) ở các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm lúa gạo của tỉnh. Quy hoạch và đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho từng loại cây trồng.

* Đối với chăn nuôi:

- Tiếp tục phát triển mạnh sản xuất chăn nuôi, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các mô hình về chăn nuôi lợn tập trung ở các huyện: Hải Hậu, Ý Yên, Nghĩa Hưng và Xuân Trường; chăn nuôi gia cầm quy mô công nghiệp ở các huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực và Vụ Bản; nhân rộng nhanh ở các xã có điều kiện thuận lợi nhằm tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa. Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp. Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi.

* Đối với thuỷ sản:

- Tập trung phát triển kinh tế thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo hiệu quả cao và bền vững

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở có quy hoạch đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội chung giữa các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo làm thay đổi mặt cuộc sống của nông ngư dân.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản đồng đều ở cả ba vùng nước, tập trung hơn cho phát triển nuôi trồng hải sản mặn, lợ, tăng cường đầu tư cho khu vực nuôi nước ngọt nhằm tăng nhanh sản lượng. Tập trung nguồn lực phát triển nuôi những đối tượng có hiệu quả kinh tế cho xuất khẩu. Đầu tư hình thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức bán thâm canh và thâm canh, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống đặc biệt là giống tôm biển, cua biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển,... đáp ứng một cách chủ động cho nhu cầu nuôi. Tiếp nhận công nghệ sản xuất các con giống có giá trị kinh tế và phù hợp với địa phương.

- Phát triển ngành khai thác hải sản một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi trên cơ sở hợp lý hóa các đội tàu khai thác, tăng cường năng lực đội tàu khai

thác xa bờ đảm bảo đủ điều kiện tham gia khai thác vùng biển xa bờ của tỉnh, giảm dần số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác gần bờ.

- Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, đặc biệt ưu tiên đầu tư các khu neo đậu tránh trú bảo tàu cá, các cảng cá, chợ cá, bến cá; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi trồng thủy sản; cho đổi mới công nghệ chế biến và xúc tiến thương mại xuất khẩu thủy sản. [10]

* Đối với lâm nghiệp:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ và rừng ngập mặn hiện có.

* Đối với diêm nghiệp:

Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước chuyển đổi hệ thống lọc chạt, mở rộng mô hình muối kết tinh trên bạt, thâm canh tăng năng suất, chất lượng muối, đẩy mạnh sản xuất muối sạch.

1.2.1.6. Phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thƣơng mại và xuất khẩu.

a. Tình hình phát triển du lịch, dịch vụ, thƣơng mại và xuất nhập khẩu.

* Đối với hoạt động du lịch:

Trong những năm qua, mạng lưới cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khách du lịch đến Nam Định gần như quanh năm vào mùa lễ hội đầu xuân, cuối thu, vào mùa hè tại các khu nghỉ mát biển Thịnh Long, Quất Lâm và vào mùa đông khi đến tham quan nghiên cứu tìm hiểu tại vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Trong đó tập trung đông nhất vào mùa lễ hội Đền Trần và lễ hội Phủ Giầy. Đặc biệt, năm 2017, tỉnh Nam Định được đón nhận bằng do UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đối với “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.

Toàn tỉnh có 47 doanh nghiệp, 376 cơ sở cá thể kinh doanh lưu trú. Có 1 khách sạn Nam Cường 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao, còn lại là khách sạn không xếp hạng, nhà nghỉ và các loại cơ sở lưu trú khác. Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Nam Định và khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm. Tuy nhiên, các dịch vụ phục vụ khách du lịch còn hạn chế; các nhà nghỉ ở các khu du lịch biển chủ yếu hoạt động vào các tháng mùa hè, còn các tháng khác trong năm chỉ hoạt động cầm chừng nên hiệu quả kinh doanh thấp, lãng phí vốn đầu tư và không có điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Khách du lịch chủ yếu là khách trong nước (chiếm 97,43% tổng lượt khách) và khách nghỉ qua đêm chiếm khoảng 50% tổng lượt khách.

Doanh thu lưu trú và du lịch từ năm 2015-2019 tăng mạnh, cụ thể doanh thu từ cơ sở lưu trú tăng từ 292.087 triệu đồng (năm 2015) lên 359.667 triệu đồng (năm 2019) và doanh thu từ các cơ sở lữ hành tăng từ 13.866 triệu đồng (năm 2015) lên 19.089 triệu đồng (năm 2019). [11;1]

* Đối với hoạt động thƣơng mại:

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa từ năm 2015-2019 tăng cao, năm 2015 là 24.894.584 triệu đồng tăng lên 39.101.404 triệu đồng vào năm 2019.

Toàn tỉnh có 2.044 doanh nghiệp, 7 hợp tác xã và 43.840 cơ sở cá thể với hơn 87,3 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Trên địa bàn tỉnh có 200 chợ, trong đó 2 chợ hạng 1, 15 chợ hạng 2 và 183 chợ hạng 3. Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh phân bố, có mật độ, bán kính và quy mô dân số phục vụ khá hợp lý. Trong thời vừa qua thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phát triển thuận lợi trong quá trình giao dịch, nâng cao mức sống của người dân.

Trong năm 2019thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức Hội nghị phổ biến các nội dung Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Nam Định”'. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia nhiều chương trình, hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu và tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. [3;1]

* Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu:

Hoạt động xuất, nhập khẩu từ năm 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Nam Định phát triển. Tổng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu từ năm 2015-2019 tăng cao. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2015 là 984.259 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên 1.964.018 triệu đồng; giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2015 là 653.255 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên 1.081.724 triệu đồng. Hoạt động xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, dịch vụ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyên môn hoá. Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng hoá khác cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần làm phong phú thêm lưu thông hàng hoá trên thị trường.

Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trực tiếp và hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể tham gia xuất khẩu hàng hoá theo hình thức ký gửi, ủy thác sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó chủ yếu là các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN…, như: Công ty Cổ phần may Sông Hồng, Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, Công ty Cổ phần May Nam Hà, Công ty Cổ phần Thời trang Thể thao chuyên nghiệp Giao Thủy… Các mặt hàng hóa xuất khẩu đa dạng, phong phú, tập trung ở 6 ngành hàng chủ yếu là may mặc, da giầy, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cơ khí chế tạo, nông sản. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may và da giầy vẫn thể hiện thế mạnh, tính cạnh tranh trên thị trường thế giới và khẳng định vị trí hàng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w