CHƢƠNG VIII: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI, SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG 8.1 VẤN ĐỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 149 - 150)

- Tác động đến môi trường không khí:

b. Công tác quản lý và các vấn đề liên quan:

CHƢƠNG VIII: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI, SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG 8.1 VẤN ĐỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH.

TRƢỜNG 8.1. VẤN ĐỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH.

Tỉnh Nam Định chưa thống kê số liệu kiểm kê phát thải khí nhà kính, tuy nhiên có thể thấy việc phát thải khí nhà kính chủ yếu ở các hoạt động công nghiệp hoạt động giao thông, nông nghiệp, xử lý rác thải...

- Theo thống kê, phương tiện giao thông có xu hướng tăng trong những năm gần đây, xe máy tăng trung bình từ 65.000- 99.600 chiếc/năm, ô tô tăng trung bình khoảng 3.300- 4.300 chiếc/năm. Sự gia tăng phương tiện cá nhân kéo theo sự gia tăng phát thải khí nhà kính do sử dụng động cơ đốt cháy nhiên liệu xăng, dầu sinh ra khí CO, CO2, NOx...

Tỉnh Nam Định đã phát triển hệ thống giao thông công cộng, cụ thể bố trí các tuyến xe bus từ thành phố Nam Định đến thành phố Phủ Lý – Hà Nam và các huyện nội tỉnh. Bên cạnh đó, người dân cũng đang dần thay đổi chuyển sang sử dụng xăng sinh học thay thế xăng dầu truyền thống để giảm ô nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.

-Hoạt động sản xuất công nghiệp của các Nhà máy, làng nghề… có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, củi…). Các cơ sở sử dụng lò hơi đốt than, dầu đều được yêu cầu phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường và quan trắc khí thải định kỳ theo quy định. Đặc biệt, các cơ sở có nguồn thải khí thải lưu lượng lớn bắt buộc phải đầu tư hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục. Đối với các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong làng nghề (cơ khí, thực phẩm…) có sử dụng thannhưng việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải còn hạn chế. Ngoài ra, việc đốt than tổ ong tại các hộ gia đình vẫn còn nhiều, thường tập trung ở những hộ có thu nhập thấp.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Nam Định, đây cũng là nguồn phát sinh khí thải nhà kính lớn. Cụ thể khí CH4 phát sinh từ trồng lúa nước, phân thải của vật nuôi và từ quá trình lên men thức ăn trong dạ dày của động vật nhai lại (trâu, bò) khi gia súc ợ thức ăn lên để nhai lại; khí CO, CO2; phát sinh từ hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Các trang trại chăn nuôi đã đầu tư hệ thống hầm biogas tận dụng khí để phục vụ sinh hoạt, tuy nhiên tỷ lệ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đầu tư hầm biogas còn thấp. Hoạt động đốt rơm rạ gần đây đã giảm do rơm rạ được cầy lật ngay tại ruộng nhưng vẫn xảy ra ở một số địa phương.

- Hoạt động xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp phát sinh chủ yếu khí CH4, đốt rác thải phát sinh khí CO, CO2…Tỉnh Nam Định có phương án xử lý rác thải chủ yếu bằng chôn lấp hợp vệ sinh và đốt nên đây cũng là nguồn phát sinh khí thải nhà kính. Các khu xử lý rác thải cũng đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải theo quy định.

Ngoài ra, phát thải khí nhà kính còn do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất làm giảm diện tích đất cây xanh, chuyển đất trồng lúa sang công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w