- Tác động đến môi trường không khí:
b. Môi trƣờng không khí nông thôn
CHƢƠNG VI: HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng và vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng, cung cấp nguồn nguyên liệu, dược liệu,… Nam Định là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt, thuỷ sản nước lợ và nước mặn): cá, tôm, mực, moi, sò huyết, sò lông, bào ngư, cầu gai,... Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có Vườn Quốc gia Xuân Thủy với diện tích hơn 15.000 ha trong đó có 7.100 ha diện tích vùng lõi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị về bảo tồn.
Tỉnh Nam Định có hệ sinh thái (HST) đa dạng và phong phú được chia làm 9 loại chính, bao gồm HST rừng trồng trên đồi, HST rừng ngập mặn, HST trảng cỏ cây bụi, HST đất ngập nước, HST đầm nuôi trồng thủy sản, HST bãi cát ven biển, HST nông nghiệp, HST khu dân cư, HST nuôi trồng thủy sản ngoài đê.
Đa dạng sinh học còn được thể hiện đa dạng về loài và nguồn gen. Đa dạng loài được phân thành đa dạng hệ thực vật và đa dạng hệ động vật. Hiện nay có tới 1.062 loài thực vật trong đó bao gồm 7 loài quý hiếm, 4 loài thực vật bậc cao có mặt trong sách đỏ Việt Nam (2007); Có 631 loài động vật. Ngoài ra sinh vật ngoại lai tại tỉnh Nam Định bao gồm 6 loại thực vật ngoại lai xâm hại, 2 loại thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại; đối với động vật ngoại lai có 4 loại xâm hại và 2 loại có nguy cơ xâm hại.
UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dựa trên Nghị quyết số 27/NQ- HĐND ngày 08/12/2018 của NĐND tỉnh Nam Định tại kỳ họp thứ bảy khóa XVIII tại Quyết định 2894/QĐ-UBND ngày 18/12/2018.