KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 138 - 139)

- Tác động đến môi trường không khí:

d. Đa dạng nguồn gen thủy sản

7.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:

Công tác thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn luôn được các cấp, ngành quan tâm, thực hiện xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương. Ngày 23/12/2016, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Quyết định số 3053/QĐ-UBND về Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn theo hướng hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp.

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả sau:

- Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các Sở, ngành đã ban hành các Nghị quyết, quyết định, hướng dẫn…để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn

+ Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 15/7/2015 của HĐND tỉnh quy định mức phí vệ sinh (rác thải sinh hoạt) trên địa bàn tỉnh Nam Định;

+ Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh Nam Định về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030

+ Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 về việc hỗ trợ kinh phí tư xây dựng cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt tập trung tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020.

+ Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 27/2/2017 của UBND tỉnh ban hành quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Nam Định;

+ Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nam Định.

+ Hướng dẫn số 3361/HD-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 21/12/2016 về vận hành lò đốt rác thải sinh hoạt; Hướng dẫn 2828/HD-STNMT ngày 10/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp về công tác quản lý CTR và giữ vệ sinh môi trường; vận động sự tham gia của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong thực hiện phân loại CTR từ nguồn (từ các hộ gia đình, từ các cơ quan, xí nghiệp...).

- Bố trí kinh phí chi sự nghiệp môi trường chiếm trên 1% tổng chi ngân sách địa phương. Trong đó phân bổ dự toán chi sự nghiệp môi trường cho các cấp các ngành chiếm 60%; 40% chi hỗ trợ các xã, thị trấn thu gom, xử lý và xây dựng khu xử lý rác thải nông thôn và các dự án xử lý môi trường cấp bách. Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường từ năm 2015-2019 là 793,379 tỷ đồng (tỉnh chi 186,382 tỷ đồng; huyện chi 498,817 tỷ đồng; xã chi 108,180 tỷ đồng).

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số Công ty đầu tư Khu xử lý rác thải như Công ty kỹ thuật tài nguyên Môi trường ETC, Công ty TNHH MTV môi trường xanh Nam Trực tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực; Công ty TNHH môi trường đô thị Trực Ninh tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư Nhà máy điện rác Greenity tỉnh Nam Định do Công ty Cổ phần năng lượng Greenity Nam Định làm chủ đầu tư với diện tích 5ha bằng công nghệ điện rác với công suất xử lý 300 tấn rác hỗn hợp/ngày.đêm (250 tấn rác sinh hoạt và 50 tấn rác thải công nghiệp).

- Mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn tỉnh Nam Định đã được đầu tư từ thành phố Nam Định đến các huyện. Hiện nay, việc thu gom, xử lý rác thải khu vực thành phố Nam Định do Công ty Cổ phần môi trường Nam Định thực hiện. Tại 9 huyện, đã hình thành các tổ, đội, hợp tác xã (HTX) vệ sinh môi trường hoạt động thu gom, xử lý rác thải và có sự quản lý của UBND xã/thị trấn. Đến nay, đã có 182 xã/thị trấn đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó có 73 xã/thị trấn xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh; 109 xã/thị trấn lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w